- Nông thôn <13 kg gạo
5 Dự án công trình thủy lợi Âu Cầu Hộ
JBIC 2007-2009 30.7 30.7 25.7 30.7 23.2 9 Dự án giao thông nông thôn
9 Dự án giao thông nông thôn
tỉnh Ninh Bình (WB3) WB 2008-2011 43.5 43.5 3.9 40.4 3.1 II Các Dự án đang thực hiện 1 Dự án cấp nước đồng bằng Sông Hồng - dự án thành phần tỉnh Ninh Bình WB 2006-2013 449.2 449.2 53.3 224.3 14.4 2 Dự án quản lý và sử lý chất
thải rắn tỉnh Ninh Bình EDCF 2007-2014 356.1 356.1 401.0 59.4 22.9 3
Dự án xây dựng, nâng cấp đường 5 xã Gia Lâm, Gia Sơn, Xích Thổ, Phú Sơn và Thạch Bình, huyện Nho Quan
JICA 2008-2013 56.6 56.6 15.8 35.9 10.0 4 4 Dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP Ninh Bình WB 2011-2015 244.7 244.7 29.0 .0 .0 5
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải TP Ninh Bình
WB 2011-2015 321.9 321.9 63.9 .0 .0
khai. Các dự án đã kết thúc có tỷ lệ giải ngân rất cao (trên 90%), có nhiều dự
án đạt tỷ lệ giải ngân 100% như Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự
phòng của ADB hay như Dự án công trình thủy lợi Âu Cầu Hội do AFD và
ADB đồng tài trợ; cá biệt có dự án giải ngân đạt trên 100% như Dự án Y tế
nông thôn của ADB. [Bảng 2.9]
Các dự án đang được thực hiện được triển khai với tốc độ giải ngân khá nhanh và nguồn vốn đối ứng được bổ sung khá kịp thời.
Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn ODA đã được triển khai khá hiệu quả ở tỉnh Ninh Bình và nó đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện đời sống kinh tế-xã hội của người dân nói chung và người nghèo nói riêng.
2.2. Vai trò của các chương trình, dự án ODA đến công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình
Các dự án ODA ở tỉnh Ninh Bình đầu tư vào nhiều lĩnh vực và hầu hết đều mang tính chất hỗ trợ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, y tế, giáo dục đào tạo, nông nghiệp… Khi những dự án trong các lĩnh vực này được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tỉnh Ninh Bình nói chung và người nghèo nói riêng có thêm nhiều cơ hội để sản xuất kinh doanh và vươn lên thoát nghèo. Một số vai trò của các chương trình, dự án ODA này đến người nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở Ninh Bình như sau:
2.2.1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ công
Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, đặc biệt là Ninh
Bình. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và nhiều khi việc huy động các nguồn lực từ trong nước, trong tỉnh không thể đáp ứng được lượng vốn nhiều như vậy. Do đó, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài và hình thức ODA là hình thức có rất nhiều ưu điểm và tỏ ra phù hợp nhất trong lĩnh vực này.
Các dự án ODA đầu tư vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như: Giao thông vận tải, xây dựng các nhà máy điện, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng các bệnh viện… đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân tỉnh Ninh Bình nói chung, đặc biệt là đối với người nghèo. Ví dụ như điều kiện đi lại giờ đã thuận lợi hơn, giao lưu buôn bán với các vùng khác diễn ra tấp nập hơn; giúp người dân và nhất là người nghèo vùng khó khăn có điều kiện cập nhật thông tin; được hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục; đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài thông qua việc phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.
Có thể thấy được ảnh hưởng của các dự án cơ sở hạ tầng đối với tỉnh Ninh Bình như sau:
Với 12 dự án trong lĩnh vực giao thông đã xây dựng 118,489km đường, cầu và cống cho các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn [Bảng 2.8]. Những dự án này sau khi hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại giao lưu với nhau, tiếp cận được với khu trung tâm một cách dễ dàng hơn.
Đặc biệt, trong lĩnh vực cấp nước với 10 dự án (giai đoạn 1993-2003) đã cải tạo hệ thống cấp nước ở nhiều địa phương trong tỉnh, đồng thời thực hiện các dự án phát triển nguồn nước ngầm cung cấp nước nông thôn tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận với nguồn nước sạch, nhờ đó đời sống vệ
sinh của người dân được cải thiện, đặc biệt là ở các xã nghèo và các xã, huyện khó khăn của tỉnh.
Ngành điện với tổng số vốn ODA đầu tư trong giai đoạn 1993-2003 là 3,4 tỷ đồng, kết hợp với nguồn vốn của các địa phương như sự đóng góp công sức của người dân đã giúp xây dựng nhiều hệ thống cấp điện tại các xã của các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Nho Quan với tổng số 100 trạm biến áp và hàng ngàn km đường dây điện.
Có thể nói rằng các công trình hạ tầng cơ sở sử dụng vốn ODA đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của những người nghèo, nhờ đó đời sống kinh tế-xã hội không ngừng được nâng lên và đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh Ninh Bình.
2.2.2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện xóa đói giảm
nghèo trên diện rộng
Hiện nay, trên 75% dân cư sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân ở nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó, việc thực hiện các chương trình, dự án ODA ở nông thôn và trong nông nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển và XĐGN.
Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn hết sức đa dạng như: dự án hạ tầng cơ sở nông thôn (nâng cấp đê điều; sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước; xây dựng các công trình thủy lợi, các trạm bơm tiêu), các dự án hỗ trợ xây dựng làng thủ công mỹ nghệ, …Tất cả những chương trình, dự án thuộc dạng này đều giúp người dân ở khu vực nông nghiệp và nông thôn đa dạng hoá và nâng cao thu nhập.
Một số tác động lên tình hình kinh tế-xã hội của các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là:
Thứ nhất, giúp người dân Ninh Bình thay đổi cung cách sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao.
Thứ hai, giúp việc bảo vệ tài nguyên rừng đồng thời tạo công ăn việc
làm và thu nhập ổn định cho người dân ở những khu vực có dự án.
Thứ ba, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại giúp tăng năng
suất lao động trong nông nghiệp. Từ đó làm tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.
Thứ tư, hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn ví dụ
như Dự án hỗ trợ xây dựng làng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Ninh Bình do
UNIDO tài trợ.
Thứ năm, với các chương trình đầu tư cho thuỷ lợi như Dự án nâng cấp đê hữu sông Hoàng Long do ADB tài trợ với tổng số vốn ODA là 53,735 tỷ
đồng đã nâng tầng suất chống lũ 5%, nâng cấp 30,1km đê, cống và 3 trạm phân lũ; hay như Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Yên Đồng cũng do
ADB tài trợ với tổng nguồn vốn ODA là 49,234 tỷ đồng đã xây dựng gạt lũ sông Vạc, tạo điều kiện tưới tiêu cho 1.250ha, đồng thời tạo khu sinh thái và nuôi trồng thủy sản cho người dân. Các dự án này đã giúp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hạn chế thiệt hại và tổn thương cho người nghèo đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo.
Trong những năm qua, với nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, thực hiện rộng khắp ở các huyện trong tỉnh Ninh Bình của nhiều nhà tài trợ khác nhau đã giúp cho nhiều vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo và người nghèo thoát nghèo. Trên phương diện vĩ mô, các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện
công tác xoá đói giảm nghèo trên diện rộng.
2.2.3. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo
Các dự án ODA trong lĩnh vực giao thông, cấp nước, nông nghiệp không chỉ mang lại điều kiện thuận lợi cho người dân mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người nơi dự án thực hiện. Thông qua hình thức vốn đối ứng chủ yếu bằng sự góp sức của người dân trong các dự án trong lĩnh vực điện, giao thông mà người dân có điều kiện tìm được việc làm, nhờ đó mà tăng nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống của mình.
Hay như các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ cải thiện hệ thống tưới tiêu của các xã mà còn giúp người dân tiếp cận với điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, nhờ đó mà nâng cao thu nhập của mình.
2.2.4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người
nghèo
Chính phủ Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đang hết sức nỗ lực và rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong giáo dục cho người nghèo và các nhóm người yếu thế trong xã hội, coi đó là một trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, bên cạnh việc đầu tư từ ngân sách nhà nước thì Việt Nam cũng rất coi trọng sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua đã có rất nhiều chương trình, dự án trong giáo dục được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, trong đó chủ yếu là các dự án viện trợ không hoàn lại. Các dự án ODA hỗ trợ giáo dục đã phần nào tạo điều kiện cho việc tiếp cận giáo dục, đặc biệt là trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sinh sống trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc ít người; bảo đảm bình đẳng giới và tăng cường
khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái.
Nhiều dự án ODA đã đầu tư cho việc tăng cường cơ sở vật chất trong giáo dục thông qua việc xây mới và xây lại các phòng học tranh, tre, nứa lá. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị giảng dạy và học tập cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng các trường kiên cố và bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tai.
Bên cạnh đó, các dự án ODA trong giáo dục được thực hiện đã phần nào góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các vùng nghèo, xã nghèo, bảo đảm cho con em vùng nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp cận với nền giáo dục tiểu học chất lượng cao thông qua việc hỗ trợ tiền học phí, xây
dựng các trường học mới và hỗ trợ các công cụ học tập cho học sinh như Dự
án xây dựng tiểu học tại các xã thuộc tỉnh Ninh Bình do JICA tài trợ với số
vốn ODA ước tính là 8,166 tỷ đồng đã góp phần cung cấp 116 phòng học tiêu
chuẩn và bàn ghế cho 7 huyện, thị xã thuộc tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, có
nhiều dự án hỗ trợ và tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn học tập và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp thông qua việc cung cấp học bổng, hình thành quỹ tìm việc làm…
Nhìn chung, các dự án ODA trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục ở tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là các đối tượng thuộc các vùng nghèo, xã nghèo đã có điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục đầy đủ và chất lượng hơn.
2.2.5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội
Người nghèo, những đối tượng yếu thế trong xã hội là những đối tượng dễ bị tổn thương khi có những thay đổi dù là nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người nghèo như chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, vệ sinh dinh
dưỡng, nhà ở, cứu trợ đột xuất… có ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp các đối tượng là người nghèo hoặc những người yếu thế trong xã hội có điều kiện tồn tại và hoà nhập với cộng đồng.
Đây là những việc làm vừa là trách nhiệm vừa mang tính nhân đạo cao cả. Việc giúp đỡ các đối tượng nghèo và yếu thế trong xã hội không chỉ được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của tỉnh Ninh Bình mà còn nhận được sự hưởng ứng và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Thông qua những chương trình, dự án viện trợ như: Trợ giúp nhân đạo đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa; hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa; tạo việc làm cho người nghèo với những việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cao; Giúp đỡ người nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai, hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở, tránh bão lụt, giúp người nghèo nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, giải quyết tình trạng môi trường sau thiên tai và giúp họ mau chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Trong những năm qua, các nhà tài trợ quốc tế cũng đã đã đóng góp một phần quan trọng giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam nói chung và người nghèo ở tỉnh Ninh Bình nói riêng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như: chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, các chương trình tiêm chủng mở rộng; Tăng cường các dịch vụ sức khoẻ sinh sản; chương trình phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống bệnh truyền nhiễm… tạo điều kiện cho họ cải thiện sức khoẻ, cải thiện cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. Đó là các dự án
như Dự án Y tế nông thôn do ADB tài trợ cho Sở Y tế Ninh Bình nhằm xây
lắp, cung cấp thiết bị và mua bảo hiểm cho nông dân với tổng nguồn vốn
ODA lên tới 56,235 tỷ đồng; hay như Dự án cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh
viện tỉnh Ninh Bình do Italia tài trợ với tổng nguồn vốn ODA lên tới 25 tỷ
Ngoài ra trong giai đoạn 2006-2011, Italia cũng đã tài trợ cho việc Đầu
tư mua sắm trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với tổng
số nguồn vốn ODA là 32,4 tỷ đồng. ADB đã tài trợ cho hai dự án là Dự án Y
tế nông thôn với tổng nguồn vốn ODA là 46 tỷ đồng và Dự án hỗ trợ phát triển y tế dự phòng với tổng nguồn vốn ODA là 6,8 tỷ đồng.
Bên cạnh những tác động nêu trên, các chương trình, dự án ODA còn giúp hỗ trợ cho các chương trình về thực hiện bình đẳng giới; chương trình bảo vệ môi trường sống cho người nghèo và hỗ trợ cải cách hành chính, pháp luật…
Nghèo đói, sức khoẻ yếu, không được giáo dục đầy đủ, không được tiếp cận với các thông tin về pháp luật… tất cả các yếu tố trên có liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Người nghèo bị cuốn vào trong cái vòng luẩn quẩn ấy và sẽ càng lún sâu vào nghèo đói không bao giờ thoát ra được nếu không có sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng. Trong