III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Hoạt động lớp, nhóm Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Giáo viên nêu vấn đề: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì?
- Học sinh nêu: tiến hành cuộc khai thác KT mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta.
- Giáo viên chia lớp theo 4 nhóm thảo luận nội dung sau:
+ Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta?
- Học sinh thảo luận theo nhóm ( đại diện từng nhóm báo cáo.
- Học sinh cần nêu được:
+ Trước kh Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chủ yếu có những ngành gì? Những ngành KT mới nào ra đời? + Trước đây có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện những giai cấp nào, tầng lớp nào?
( Giáo viên nhận xét + chốt lại.
Pháp xây dựng nhiều nhà máy, lập đồn điền, xây dựng đường sắt, thành thị phát triển.
( Giáo viên giới thiệu tranh.
Giáo viên trình bày mối quan hệ giữa những biến đổi về KT với những biến đổi về mặt XH.
* Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ - Hoạt động lớp Phương pháp: Đàm thoại, tổng hợp
- Giáo viên rút ra ghi nhớ. - Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Động não
- Giáo viên nhấn mạnh những biến đổi về mặt kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
- Bên cạnh sự thay đổi của KT & XH Việt Nam, em thấy tầng lớp XH nào không thay đổi?
- Người dân lao động vẫn cơ cực, khốn khó, thậm chí còn hơn trước. - Em có nhận xét gì về những chính
sách ấy của Pháp và hoàn cảnh dân ta lúc bấy giờ?
5. Tổng kết - dặn dò: - Học bài ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du”
- Nhận xét tiết học
[
***********************************************Địa lí: Địa lí:
Tiết 4 : SÔNG NGÒI NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU