6. Nội dung luận văn tập trung giải quyết
2.2. Giải pháp KHCN về lựa chọn tần số để phát chùm tia năng lượng viba
Chọn tần số để phát chùm năng lượng vi ba phụ thuộc vào nhiều nhân tố như phụ thuộc vào thể loại và cấu trúc linh kiện vi ba có thể hoạt động trong vùng sóng nào (như trên hình 19), phụ thuộc vào cửa sổ hấp thụ bức xạ tia vi ba của bầu khí quyển bao quanh Trái đất, vào khả năng làm chủ công nghệ chế tạo linh kiện, thiết bị và xử lý tín hiệu trong vùng sóng vi ba liên quan, vào hiệu suất có thể đạt được. Ví dụ đối với loại linh kiện Vi ba Magnetron thì hiện nay người ta thường chọn hai bước sóng là 2,45 GHz và 5,8 GHz để truyền tia vi ba vì ở đó có cửa sổ hấp thụ thấp và nền nhiễu thấp đối với một số linh kiện Vi ba là rất thấp như trên Hình 19.
Magnetron Noise Reduction
Hình 19: Nhiễu của linh kiện Vi ba Magnetron khi hoạt động ở chế độ bình thường (conventional operation) và chế độ hoạt động không đốt (filament-off operation) Một số tần số Vi ba tại 2,45 GHz, 5,8 GHz, gần 7,2 GHz và 9,8 GHz
có nhiễu thấp có thể chọn là để truyền năng lượng về Trái đất [37].
2.3. Quỹ đạo của vệ tinh năng lượng mặt trời
Quỹ đạo là đường bay của vệ tinh trong trạng thái cân bằng giữa hai lực: lực ly tâm và lực hấp dẫn do sức hút của Trái đất. Quỹ đạo vệ tinh nằng trong một mặt phẳng có dạng là hình tròn hay hình elip tùy thuộc vào mặt phẳng quỹ đạo nằm trùng với mặt phẳng xích đạo hay nằm lệch một góc so với với mặt phẳng xích đạo. Vệ tinh năng lượng mặt trời được xem xét để có thể hoạt động trên ba quỹ đạo là GEO, MEO hoặc LEO.
- Quỹ đạo địa tĩnh của Trái đất GEO nằm trong mặt phẳng xích đạo, cách mặt đất khoảng gần 36 000 km. Vệ tính SPS chuyển động cùng hướng và tốc độ quay với Trái đất và luôn nhìn Trái đất với một vùng diện tích cố định khoảng 43% diện tích Trái đất . Chu kỳ của vệ tinh là 24 giờ.
- Quỹ đạo trung bình của Trái đất MEO là quỹ đạo có độ cao từ trên 2000 km dến dưới 36 km. Tùy theo độ cao, chu kỳ của vệ tinh quay một vòng quanh Trái đất mất từ 2 đến hơn chục giờ.
- Quỹ đạo thấp của Trái đất LEO là quỹ đạo có độ cao từ 200 km đến 2000 km, trên độ cao của lớp khí quyển Trái đất. Vì có chiều cao thấp nên chịu sức hút lớn, vệ tinh phải bay nhanh để thắng sức hút của Trái đất, chu kỳ bay quanh Trái đất khoảng mất 90 phút với vận tốc khoảng 17 000 dặm /giờ.
- Ngoài các quỹ đạo trên còn có các quỹ đạo khác như: Quỹ đạo elip cao (HEO-Highly inclined Elliptical Orbit) có độ cao nhất trên 40 000 km, quỹ đạo cực (Polar orbit) ở quỹ đạo này vệ tinh chạy từ Cực bắc xuống cực Nam, quỹ đạo đồng bộ mặt trời là quỹ đạo cực trong đó mặt phẳng vệ tinh luôn luôn có cùng một gốc so với trục Trái đất mặt trời.