Kích hoạt giao thức số liệu

Một phần của tài liệu Công nghệ quá độ GPRS với các ứng dụng di động (Trang 33)

6. QUẢN LÝ TRUYỀN DẪN TRONG HỆ THỐNG GPRS

6.1.Kích hoạt giao thức số liệu

Sau khi liên kết với hệ thống GPRS, để có thể gửi và nhận dữ liệu, MS phải thực hiện thủ tục kích hoạt giao thức số liệu gói. Việc kích hoạt giao thức này giúp cho GGSN biết được sự tồn tại của MS và nó có thể trao đổi

thông tin với các mạng bên ngoài. Nếu xét từ góc độ người sử dụng, việc kích hoạt giao thức này tương ứng với việc đăng ký nhập (log-in) vào mạng số liệu ngoài, có thể là một ISP hay một mạng LAN công cộng.

 

TE MT Mobile Stations

Hình 12: Thủ tục kích hoạt giao thức số liệu gói

Các bước của thủ tục kích hoạt giao thức số liệu gói:

 Bước 1: MS trực tiếp gửi yêu cầu kích hoạt giao thức số liệu gói tới SGSN.

 Bước 2: Trong quá trình trao đổi thông tin giữa MS và SGSN, để đảm bảo tính an toàn của dữ liệu, các chức năng mã hoá bảo mật có thể được thực thi.

 Bước 3: Ngay sau khi nhận được yêu cầu kích hoạt giao thức số liệu gói từ MS, SGSN sẽ thực hiện các công việc sau: kiểm tra các thông tin đăng ký của MS, các tham số về chất lượng dịch vụ (cần thiết cho việc tính cước), tìm ra GGSN tương ứng với tên điểm truy cập APN mà MS gửi đến, thiết lập đường hầm tới GGSN và gán cho nó một định danh TID (Tunnel IDentifier).

 Bước 4: GGSN sẽ liên hệ với mạng ngoài (như một mạng LAN công cộng) để yêu cầu địa chỉ IP.

BTS BSC SGSN TID HLR 1, 2 3 GGSN LAN công cộng ISP 4

 Bước 5: Máy chủ của mạng ngoài sẽ gửi lại một địa chỉ IP và GGSN sẽ chuyển địa chỉ này đến MS theo đường hầm vừa được thiết lập.

Sau năm bước đó, MS đã thiết lập được kết nối với mạng ngoài.

Trạm MS có nhiệm vụ xác định điểm truy cập dịch vụ mạng và tên điểm truy cập APN của mạng số liệu mà nó cần phải kết nối đến. APN là tên logic định danh của mạng số liệu đích. SGSN sẽ đưa vào các định danh này để tìm ra địa chỉ IP của một GGSN thích hợp (như một máy chủ DNS trên mạng đường trục GPRS). Một đường hầm, xác định duy nhất bởi số định danh TID, sẽ được thiết lập giữa SGSN với GGSN vừa tìm được. Đường hầm là một cơ chế mà trong đó các gói tin được truyền đi từ một điểm thực hiện việc đóng gói đến một điểm giải đóng gói. Như vậy, SGSN và GGSN là hai điểm cuối của một đường hầm.

Tại phía MS, mỗi kết nối (hay ngữ cảnh) được xác định duy nhất bởi số định danh điểm truy cập dịch vụ mạng NSAPI. Trạm MS sẽ sử dụng số NSAPI thích hợp để truyền các gói tin tiếp theo đến cùng một mạng số liệu bên ngoài. Ngược lại, SGSN và GGSN lại sử dụng số định danh TID để nhận dạng đường hầm đến từng MS.

 

TE MT

Hình H.13: Trạm MS với hai kết nối tới hai mạng PDN1 và PDN2 TID-1

SGSN

GGSN PDN-1

GGSN PDN-2 TID-2

Tuyến logic (TLLI) NSAPI-1

Hình H.13 cho một ví dụ trong đó một trạm MS với hai kết nối tới hai mạng khác nhau, PDN-1 và PDN-2. Trạm MS sử dụng số định danh NSAPI- 1 để trao đổi dữ liệu với PDN-1 và đường hầm tương ứng có định danh là TID-1; tương tự như vậy, NSAPI-2 được MS sử dụng để kết nối tới PDN-2. SGSN và GGSN của kết nối này sử dụng đường hầm với định danh TID-2 để vận chuyển dữ liệu giữa MS và PDN-2.

Khác với các kết nối quay số qua mạng chuyển mạch kênh, trong GPRS, một trạm MS có thể kết nối đồng thời với nhiều mạng khác nhau. Nghĩa là một MS có thể có một hay nhiều địa chỉ IP khác nhau cho mỗi kết nối đó. Điều này tuỳ thuộc vào chính sách của nhà khai thác mạng cũng như khả năng của thiết bị MS.

Ví dụ, một nhà khai thác mạng có thể lựa chọn cách gán địa chỉ IP mỗi khi kích hoạt giao thức số liệu gói. Khi đó, các kết nối sẽ có địa chỉ không giống nhau. Ngoài ra, trường hợp MS di chuyển đến một PLMN khác, nó sẽ được cấp địa chỉ IP động.

o Chất lượng dịch vụ mạng (QoS-Quality of Service)

Khách hàng có thể lựa chọn nhiều chất lượng dịch vụ khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của mình. Thông thường thì chất lượng dịch vụ càng cao thì mức cước mà khách hàng phải trả càng lớn. Khi có yêu cầu dịch vụ, mạng sẽ tiến hành trao đổi các thông tin nhằm đặt trước một mức chất lượng dịch vụ thoả hiệp. Chất lượng dịch vụ thoả hiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng hiện tại của mạng, chất lượng dịch vụ thuê bao đăng ký, loại dịch vụ mà thuê bao yêu cầu…

Để đáp ứng được các mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau cho mỗi phiên làm việc, hệ thống GPRS cho phép xác định chất lượng dịch vụ dựa trên các tham số nhu: độ ưu tiên (cao, trung bình, thấp), độ tin cậy (mức 1, mức 2, mức 3), độ trễ (4 lớp trễ), và thông lượng (bao gồm tốc độ bít lớn nhất của lưu lượng truyền và tốc độ trung bình).

SGSN có thể gửi các yêu cầu đến bộ đăng ký định vị thường trú để thay đổi các tham số đã được thiết lập trong quá trình kích hoạt giao thức số liệu gói. Những tham số có thể thay đổi được bao gồm:

 Chất lượng dịch vụ

 Độ ưu tiên trong truy cập vô tuyến: Khi đăng ký định vị thường trú đã thay đổi tham số trên, SGSN có thể báo cho MS biết các thay đổi đó bằng một trong những cách sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Gửi một bản tin về sự thay đổi các tham số tới MS.

 Gửi một bản tin về thay đổi tham số tới hệ thống báo hiệu quản lý MS để thuê bao biết.

 Huỷ bỏ giao thức số liệu gói: Tại thời điểm thuê bao huỷ bỏ kết nối với hệ thống GPRS, tất cả các kết nối mà thuê bao thiết lập trước đó sẽ được hủy bỏ. Việc huỷ bỏ giao thức số liệu gói có thể bắt đầu từ một trong các thiết bị sau: MS, SGSN hay GGSN.

Một phần của tài liệu Công nghệ quá độ GPRS với các ứng dụng di động (Trang 33)