Lựa chọn phương án:

Một phần của tài liệu Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo của dự án xây dựng công trình giao thông (Trang 65)

Mục tiêu lựa chọn phương án là tạo được mức tốt nhất khả năng tiếp cận của phương tiện buýt với hành khách và phù hợp với cảnh quan.

Xem xét 2 phương án đã đưa ra ở trên ta nhận thấy về vị trí cảnh quan thì đều phù hợp (không nằm chính diện cửa Ga) song lại có sự bất cập trong phục vụ các tuyến buýt vào đón trả khách. Cụ thể như sau:

- Đối với phương án 1: Nếu đặt tại vị trí D1 thì khoảng cách giữa phòng chờ tàu đến nhà chờ xe buýt là ngắn nhất nhưng các tuyến buýt 11, 43, 52 có lộ trình đi từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn không thể vào đón trả khách tại đây.

- Đối với phương án 2: Nếu đặt tại vị trí D2 thì khoảng các từ phòng chờ tàu đến nhà chờ em buýt dài hơn so với phương án 1, tuyến buýt 38 từ đường Lê Duẩn chạy vào đường Trần Hưng Đạo cũng không thể vào đón trả khách ở đây. Nhưng nếu đặt vị trí điểm trung chuyển theo phương án này thì các phương tiện đi từ đường Trần Hưng Đạo ra sẽ tiếp cận được với hành khách tại ke. Chứng minh sau đây sẽ làm rõ điều này:

Hình (3.4): Phân tích khả năng tiếp cận của xe buýt theo phương án 2.

Theo phương án này thì ke sẽ được đặt ở vị trí các nhà vệ sinh công cộng 5m, khi đó nếu xe buýt nằm ở làn đường thứ 2 trên đường Trần Hưng Đạo bắt đầu rẽ trái vào đường Lê Duẩn thì chiều dài thực tế để xe buýt vào đón trả khách tại điểm chờ cuối là 61,64m. Phân tích chiều dài theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón khách thuận tiện được tính như sau:

Áp dụng công thức tính bán kính quay vòng của phương tiện ứng với dường cong bằng không bố trí siêu cao thì bán kính quay vòng từ đường Trần Hưng Đạo sang đường Lê Duẩn với vận tốc rẽ là 10km/h là RQV = 20m, đoạn cung tròng tính toán được là 11.6m (ứng với góc quay 330), chiều dài đủ để xe buýt đi thắng trên đường Lê Duẩn bằng RQV = 20m, Sauk hi quay vòng xe buýt sẽ nằm ở làn thứ 2 trên đường Lê Duẩn so với ke. Để xe buýt vào bến đón trả khách thì còn phải chuyển làn, khoảng cách chuyển làn là 12m/làn. Như vậy tổng quảng đường theo lý thuyết đủ để xe buýt vào đón trả khách thuận tiện là

20 + 12x2 = 44m<61,64, do đó điều kiện thực tế đáp ứng được việc vào bến của các xe từ đường Trần Hưng Đạo rẽ trái Lê Duẩn.

- Việc thay đối lộ trình của 3 tuyến buýt 11, 43, 52 rất khó khăn trong khi việc thay đối lộ trình tuyến 38 lại dễ dàng hơn nhiều. Khoảng cách đi bộ của hành khách từ nhà chờ xe buýt đến phòng chờ tàu cũng không chênh lệch đáng kể theo phương án 1 thì khoảng cách này là 16m còn theo phương án 2 thì 100m trong khi có thế bố trí không gian thuận tiện cho hành khách đi bộ an toàn giữa khoảng này.

Như vậy với các mục tiêu kể trên thì phương án thứ 2 được lựa chọn.

Một phần của tài liệu Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo của dự án xây dựng công trình giao thông (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w