Hiệu suất là một độ đo công việc mà một hệ thống thực hiện được. Hiệu suất chủ yếu được xác định bởi sự kết hợp của các nhân tố : tính sẵn sàng, thông lượng và thời gian đáp ứng. Tùy theo mỗi loại mạng, hiệu suất được xác định dựa trên các nhân tố khác nhau nữa như: thời gian trễ, độ tin cậy, tỷ suất lỗi và hiệu suất của các ứng dụng,…
Tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể, hiệu suất có thể bao gồm một nhân tố nào đó hoặc là sự kết hợp của một số trong các nhân tố nêu trên.
Có thể phân các độ đo hiệu suất thành hai loại: các độ đo hướng tới người sử dụng và các độ đo hướng tới hệ thống. Trong các độ đo hướng tới người sử dụng,
“thời gian đáp ứng” thường được sử dụng trong các hệ thời gian thực hoặc các môi
trường hệ thống tương tác. Đó là khoảng thời gian từ khi có một yêu cầu đến hệ thống cho tới khi nó được hệ thống thực hiện xong. Trong các hệ thống tương tác, đôi khi người ta sử dụng độ đo “thời gian phản ứng của hệ thống” thay cho thời gian đáp ứng. Đó là khoảng thời gian tính từ khi input đến hệ thống cho tới khi yêu cầu chứa input đó nhận được khe thời gian phục vụ đầu tiên. Độ đo này đo mức độ hiệu dụng của bộ lập lịch của hệ thống trong việc nhanh chóng cung cấp dịch vụ cho một yêu cầu mới đến.
Các độ đo hướng tới hệ thống điển hình là “thông lượng” và “thời gian trễ”.
“Thông lượng” được định nghĩa là số đơn vị thông tin tính trung bình được vận chuyển
số liệu,… Nếu các đơn vị thông tin đi vào mạng theo một cơ chế độc lập với trạng thái của mạng, thì “thông lượng” cũng chính bằng tốc độ đến trung bình của mạng nếu mạng vẫn còn khả năng vận chuyển, không dẫn đến trạng thái bị tắc nghẽn. “Thời gian
trễ” là thời gian trung bình để vận chuyển một gói số liệu qua mạng, từ nguồn tới đích.