Công ty TNHH quốc tế Faw Việt Nam đã nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trên đà phát triền, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp và đầu tư. Xét trong giai đoạn 2010-2012, số lượng xe nhập khẩu tăng đều qua các năm. Năm 2010 tổng số xe là 118 chiếc, 2011 là 142 chiếc, năm 2012 là 166 chiếc.
Nhìn chung, quy trình nhập khẩu của công ty TNHH quốc tế Faw Việt Nam là một quy trình khá chặt chẽ, được áp dụng như quy trình chuẩn cho các nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty. Công ty đã nắm bắt được xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài công ty và ảnh hưởng của những xu hướng đó đến quy trình nhập khẩu để điều chỉnh quy trình cho phù hợp với môi trường. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng để hoàn thiện quy trình nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đông thời khắc phục một phần những hạn chế trong quy trình cũ.
Công ty nhận thức được tầm ảnh hưởng của trình độ dội ngũ nhân sự cho công tác xuất nhập khẩu nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, cử nhân viên đi học và khuyến khích nhân viên tự học tập, tìm hiểu về pháp luật, ngoại ngữ. Kết quả đạt được là nghiệp vụ của nhân viên phòng Xuất nhập khẩu ngày càng
được nâng cao, giải quyết công việc hiệu quả hơn và đưa ra được nhiều sáng kiến giúp hoàn thiện quy trình nhập khẩu cũng như các vấn đề khác của công ty kiên quan đến chuyên môn và nhiệm vụ của mình. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong công ty đang được nâng cao. Phần lớn các nhân viên văn phòng đều đã có thể sử dụng tiếng Trung, một số ít đã bắt đầu sử dụng được tiếng Anh. Nếu duy trì tốt công tác đào tạo nhân viên thì đến năm 2015, nhân viên trong công ty sẽ đủ khả năng để tham gia các cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài.
3.4.2 Những tồn tại
- Việc tính toán lên kế hoạch nhập khẩu vần còn sai sót
Đây là bước khó nhất trong quy trình nhập khẩu của Công ty nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Bước này đòi hỏi nhân viên phải sử dụng thành thạo các công cụ tính toán đang được áp dụng tại công ty cộng với nắm bắt tình hình sản xuất của công ty mẹ để dự báo và lên kế hoạch nhập hàng về.
Việc dự báo sai vẫn thường xuyên xảy ra làm công ty nhiều lần phải thay đổi đơn hàng với công ty mẹ. Với những đơn hàng của các tháng sau thì việc thay đổi đơn hàng được nhà cung cấp chấp nhận xong gây trở ngại cho quá trình làm thủ tục quan vì phải chỉnh sửa.
- Vẫn có những lô hàng chậm trễ
Vẫn còn một số lô hàng bị chậm trễ, lỗi thường gặp khi làm thủ tục nhận hàng tại công ty là thiếu chứng từ, bộ chứng từ gốc do đó bị cơ quan hải quan giữ lại. Công ty thường rơi vào tình trạng ngồi đợi xe ở cửa khẩu do quá trình vận chuyển gặp khó khăn, gây mất thời gian, làm tăng công tác phí dẫn tới làm giảm hiệu suất kinh doanh. Lý do cũng một phần là công ty con, 100% vốn từ công ty mẹ, công ty làm việc còn chịu phụ thuộc nhiều nên chưa thể linh hoạt.
- Đơn đặt hàng và hợp đồng vẫn còn có lỗi từ phía công ty
Đây là lỗi của người ký hợp đồng bên công ty không nắm rõ về hợp đồng. Các vấn đề thường gặp là không nêu rõ tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc mã số của hàng hóa, các điều kiện về hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo hành với máy móc, hay các điều khoản về thời gian giao hàng không rõ ràng. Khi tranh chấp xảy ra thì người chịu thiệt luôn là công ty vì đối tác đã thực hiện đúng theo hợp đồng được ký kết.
Trường hợp lỗi thuộc về phía thì công ty không thể khởi kiện và phải chấp nhận thiệt hại.