1. Xác định nguyên nhân:
Chúng ta cần quan sát quá trình khởi động của máy tính và đọc thông báo lỗi trên màn hình để phân biệt được đó là:
o Lỗi phần mềm:
+ Lỗi các file hệ thống
+ Lỗi Chương trình điều khiển thiết bị (Driver) + Lỗi Hệ điều hành Windows
+ Lỗi chương trình ứng dụng …
o Lỗi liên quan đến phần cứng:
+ Lỗi vùng hệ thống trên đĩa cứng
+ Thiết lập cấu hình máy tính không phù hợp + Thiếu bộ nhớ chính
….
Trên cơ sở đó sẽ đưa ra hướng khắc phục.
2. Khắc phục:
Chúng ta nên chuẩn bị một số đĩa cần thiết : Đĩa khởi động, đĩa chứa chương trình tiện ích, đĩa chứa chương trình phòng chống Virus, đĩa cài đặt cơ bản Windows 9x, Windows 2000, Office, … để có thể hoàn toàn chủ động khắc phục sự cố.
Ví dụ : Máy cài Windows 9X, khi khởi động, trên màn hình hiện thông báo lỗi : " VxD error returns to command prompt "
Đây hoàn toàn là lỗi hệ điều hành Windows, một file VxD bị thất lạc hoặc bị lỗi . Chúng ta cho chạy Windows Setup từ đĩa cài đặt CD Win9x và chọn "Verify installed components " để cài lại file VxD. • Chạy thử:
Cuối cùng, chúng ta đừng quên khởi động lại máy tính, chạy thử phần mềm để bạn yên tâm là đã hoàn toàn sửa được lỗi.
CHƯƠNG VI: BẢO TRÌ HỆ THỐNG I. Ý nghĩa của việc bảo trì hệ thống.
Công tác bảo trì máy tính cần được tiến hành thường xuyên hoặc theo định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần, điều này sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ của máy cũng như đảm bảo an toàn dữ liệu.
Mặc dù đã được đầu tư tốt về phần cứng cũng như phần mềm nhưng có thể do sử dụng lâu, do virus phá họai hoặc một nguyên nhân khách quan nào đó làm cho máy tính của chúng ta không họat động ổn định. Điều này chúng ta hòan tòan có thể tránh được nếu có chế độ bảo dưỡng máy tính một cách hợp lý và thừong xuyên.
Nếu có chế độ bảo dưỡng hợp lý, chúng ta sẽ: - Bảo đảm an tòan dữ liệu.
- Kéo dài tuổi thọ của các thiết bị phần cứng. - Làm cho máy chạy nhanh và ổn định.
II. Bảo trì hệ thống.
1. Công việc thường xuyên:
• Phòng trừ virus :
Virus máy tính là một trong các nguy cơ đe doạ chương trình và dữ liệu. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đĩa lạ chúng ta nên kiểm tra xem đĩa có virus không. Đồng thời, chúng ta nên lập lịch quét virus hàng tuần hay lúc máy tính rỗi để phát hiện kịp thời những virus vừa thâm nhập vào máy.
Có nhiều chương trình phòng chống virus McAfee VirusSCAN, Symantec Norton AntiVirus (NAV), D2 , BKAV, … Nhưng vẫn có một số virus, đặc biệt là loại virus mới xuất hiện sẽ nằm ngoài vòng kiểm soát của chương trình, chúng ta nên thường xuyên cập nhật chương trình chống virus với phiên bản mới nhất và thường xuyên theo dõi những thông báo về loại virus mới để có biện pháp phòng chống kịp thời.
Chúng ta nên chuẩn bị một đĩa mềm khởi động, một vài đĩa chứa chương trình phòng chống virus để chủ động hoàn toàn khi cần sử dụng.
• Lưu trữ dự phòng (Backup) những thông tin quan trọng
Đây là điều hết sức cần thiết. Dữ liệu là tài sản, là mồ hôi công sức ,..
thật tai hại nếu chúng bị hỏng. Vậy hãy sao lưu dữ liệu quan trọng trong đĩa cứng ra đĩa mềm, CD-RW , Remove disk … để phòng khi có sự cố chúng ta sẽ có cơ hội phục hồi thông tin, không bị mất dữ liệu.
- Partition table - Boot record
- Bảng cấu hình hệ thống
Việc lưu trữ dự phòng có thể tiến hành dễ dàng bằng lệnh copy trong NC, DOS, Windows hoặc phức tạp hơn một chút chúng ta sử dụng chương trình Backup của Windows, DOS , chương trình tiện ích NU.
Tốt nhất, trong một thời gian nhất định, chúng ta nên tiến hành lưu trữ dự phòng và ghi rõ ngày tháng lên nhãn đĩa. Nếu bạn là kỹ thuật viên cần hướng dẫn cho người sử dụng sao lưu những dữ liệu quan trọng.
2. Công tác bảo trì :
Bảo trì Phần mềm :
- Dọn rác đĩa: xoá những tập tin không cần thiết, làm sạch thùng rác Recycle Bin.
- Phân loại tập tin và chuyển các tập tin về thư mục phù hợp.
- Dùng SCANDISK, Disk fragmenter để tối ưu hoạt động của ổ cứng, làm tăng tốc độ truy cập đĩa, nâng cao tính ổn định của ổ đĩa cứng.
- Cập nhật chương trình phòng chống Virus
Bảo trì phần cứng :
Phải chuẩn bị những dụng cụ thích hợp để làm sạch máy tính : khăn mềm không sợi, dung dịch tẩy (chất cồn , chống tĩnh điện), chổi quét, máy hút bụi cỡ nhỏ, bình thổi khí nén,….
a. Máy hút bụi b.Dung dịch lau đĩa CD c. Dụng cụ
- Kiểm tra an toàn về điện. Trước khi tiến hành sửa chữa, bảo trì cần phải tắt máy vi tính, rút dây điện ra khỏi ổ cắm để phòng điện giật. Sau khi tắt máy, phải đợi vài phút rồi mới mở nắp máy.
- Khử dòng tĩnh điện. Vì cơ thể chúng ta có thể tích tụ một lượng điện tích tĩnh điện mạnh dễ làm hỏng những mạch điện tử, do đó tước khi tiếp xúc với bất cứ một linh kiện điện tử nào bên trong máy, chúng ta phải khử dòng điện tĩnh trên cơ thể bằng cách đeo dây vào cổ tay có tiếp đất. Nếu không, chúng ta có thể cho tay chạm vào khung máy (phần không có sơn bảo vệ) trước khi rút phích cắm điện của máy tính ra khỏi ổ cắm.
- Làm vệ sinh phần cứng bằng máy hút bụi nhỏ, bình khí nén có vòi để thổi bụi từ các góc- khe kẽ hoặc đơn giản là dùng chổi lông nhỏ, mềm :
+ Hút bụi / lau sạch quạt gió, các cửa thông gió
+ Hút bụi/ thổi sạch bụi trên mainbaord, các vỉ mạch mở rộng
+ Lau sạch các các chân cắm của vỉ mạch bằng miếng lau không sợi có tẩm dung dịch tẩy.
+ Lau sạch các khe cắm (Slot)
+ Lau phím và làm sạch bụi ở các khe của bàn phím
+ Lau và làm sạch bụi bẩn đặc biệt là con lăn, quả cầu cao su của chuột + Lau / thổi sạch bụi trên vỉ mạch bên trong màn hình. Mặt khác, màn hình giống như một nam châm hút bụi vì nó đã tạo ra một lượng điện tích tĩnh điện mạnh hút bụi về phía nó, vì vậy cần phải dùng khăn mềm không sợi nhúng vào dung dịch tẩy không có cồn và chống tĩnh điện để lau hoặc chỉ dùng khăn mềm không sợi cũng được.
+ Vệ sinh ổ đĩa mềm, để tẩy sạch vết bẩn bám trên đầu từ đọc/ghi chúng ta nên dùng đĩa lau đầu từ và chỉ nên lau đầu từ khi máy tính thường xuyên báo lỗi đĩa mềm vì đĩa lau này có thể làm mòn đầu từ.
+ổ CD ROM , các ổ quang khác nên dùng bộ làm vệ sinh ổ đĩa bán sẵn có kèm theo một đĩa CD đặc biệt trên mặt có gắn các chổi quét. Khi đĩa quay, chổi sẽ quét sạch thấu kính. Thấu kính này dùng để hội tụ chùm tia laser của ổ đĩa. Để lau đĩa CD, bạn dùng một khăn vải sạch, mềm, ẩm, lau cẩn thận mặt đĩa phía sáng từ tâm ra ngoài theo đường bán kính.
Hãy kiểm tra cẩn thận các dây nối, các vỉ mạch cắm lên slot, trước khi đóng nắp máy. Cắm điện, cho máy tính chạy thử để đảm bảo máy hoạt động bình thường.
III. Sử dụng các tiện ích thông dụng để tối ưu hóa họat động của máy tính. tính.
Trong windows tích hợp sẵn một số các chương trình tiện ích như dọn dẹp rác trên ổ đĩa, chống phân mảnh đĩa, quét đĩa … giúp chúng ta có thể tối ưu hóa họat động của máy tính. Dưới đây là cách sử dụng các tiện ích đó.
1. Chương trình quét đĩa (Scan Disk):
Vào Start Ỉ Programs Ỉ Accessories Ỉ System Tools Ỉ Scan Disk, xuất hiện cửa sổ như hình dưới:
- Mục Select the drive(s) you want to check for errors: Chọn ổ đĩa muốn quét.
- Mục Type of test: Chọn kiểu quét, có hai kiểu quét: + Standard: Kiểm tra lỗi trong các file và folder.
+ Thorough: Ngoài việc kiểm tra lỗi cho các file và folder còn kiểm tra luôn bề mặt đĩa.
- Automatic fix errors: Tự động sửa khi gặp lỗi. Nếu không chọn mục này mỗi khi gặp một lỗi, chương trình sẽ hiển thị hộp thọai yêu cầu chúng ta chọn cách xử lý đối với file dữ liệu bị lỗi.
- Để bắt đầu quét, nhấn nút Start.
Tùy theo độ lớn cũa đĩa và chất lượng đĩa mà thời gian quét đĩa sẽ lâu hay mau.
2. Chương trình Disk Cleanup : Dọn dẹp các file rác trên đĩa:
Vào Start Ỉ Programs Ỉ Accessories Ỉ System Tools Ỉ Disk Cleanup, xuất hiện cửa sổ như hình dưới:
Sau khi chọn ổ đĩa và click nút OK, chương trình sẽ kiểm tra trong ổ đĩa và thông báo dung lượng từng loại file bị nghi là “rác” và hỏi ý kiến chúng ta xem cần xóa những loại file nào:
Chúng ta chọn những loại file cần xóa bằng cách check vào hộp chọn ở bên trái và nhấn nút OK.
3. Chương trình Disk Defragment: Chống phân mảnh tập tin:
Dữ liệu trong các tập tin vốn dĩ được lưu vào các sector (cung từ) ở đĩa mềm hoặc các Cluster (liên cung) ở đĩa cứng. Mỗi sector chỉ lưu được 512 bytes dữ liệu, do đó một tập tin sẽ phải lưu trên nhiều sector. Qua thời gian sử dụng các thao tác tạo tập tin, xóa tập tin, sao chép tập tin… xảy ra nhiều lần đã làm cho các sector của một tập tin không còn nằm gần nhau, hiện tượng này gọi là “Phân mảnh tập tin”. Việc “Phân mảnh tập tin” dẫn đến việc truy xuất tập tin bị giảm tốc độ do đầu đọc phải di chuyển nhiều lần. Chương trình Disk Defragmenter thực hiện một công việc là di chuyển các sector của cùng một tập tin về xếp lại cho nằm gần nhau để thuận lợi hơn cho việc truy xuất dữ liệu, công việc này được gọi là “Chống phân mảnh tập tin”.
Cách chạy chương trình như sau:
Vào Start Ỉ Programs Ỉ Accessories Ỉ System Tools Ỉ Disk Defragmenter, xuất hiện cửa sổ như hình dưới:
Ta chỉ làm một thao tác là chọn ổ đĩa và click nút OK, khi đó chương trình sẽ tiến hành việ sắp xếp lại dữ liệu trong ổ đĩa:
Quá trình này lâu hay mau phụ thuộc vào dung lượng ổ đĩa và số lượng tập tin lưu trong ổ đĩa
TAØI LIỆU THAM KHẢO
[1] Micheal Hordesky - Bích Ngọc - Trần Thế San
Cẩm nang Sửa chữa & Bảo trì PC Nhà xuất bản Đồng Nai
[2] On the Internet
Kỹ thuật phần cứng máy tính