Năm Chỉ tiêu 2010 Tốc độ tăng (%) 2011 Tốc độ tăng (%) 2012 Tốc độ tăng (%) Doanh thu 14984 47,48 16301 8.79 20642 26,63 Lợi nhuận 1181 65,55 1289 9.2 1792 38,96 LN/DT (%) 7,88 7,91 8,68
Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2010 – 2012 của phòng Kế toán Công ty MTO
Qua số liệu ở bảng trên ta có thể thấy được tình hình hoạt động của Công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế. Như vậy, hoạt động giao nhận tăng đột biến vào năm 2010 với tốc độ tăng của doanh thu gần 50% so với năm 2009, doanh thu tăng từ năm 2010 đến năm 2011 là 1,32 triệu USD và lợi nhuận cùng kỳ tăng hơn 100 nghìn USD và tiếp tục tăng dần vào năm sau. Năm 2012 doanh thu trong lĩnh vực vận tải có tăng so với cùng kì năm 2011 và tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu cũng tăng so với các năm 2010, 2011.
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng doanh thu trong hoạt động giao nhận của Công ty khá thất thường, đôi lúc biến động mạnh.
Bảng 3.5: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển (2009 – 2012)
Năm Hình thức giao nhận vận chuyển 2009 2010 2011 2012 Giá trị (USD) % Giá trị (USD) % Giá trị (USD) % Giá trị (USD) %
1. Đường biển 8941, 223 75.2 12474, 577 63.4 13261,83 0 63.1 15242, 660 70.9 2. Đường hàng không 947,8 57 20.2 2161,8 34 32.4 2516,932 30.8 4532,8 10 21.8 3. Đường bộ, sông 267,9 83 4.6 348,26 4 4.2 522,638 6.1 866,53 0 7.3 Tổng 10157 ,063 14984, 675 16301,40 0 20642, 000 Đơn vị: Nghìn USD
Sự tăng trưởng về giá trị giao nhận mặt hàng xuất khẩu của Công ty với sự vượt trội về hình thức giao nhận bằng đường biển được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Tình hình giao nhận hàng hóa quốc tế xuất khẩu của Công ty
Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty Cổ Phần Giao Nhận Kho Vận Mê Linh
Trong vòng 4 năm từ 2009 đến 2012, Công ty thực hiện giao nhận vận tải trung bình khoảng 5.653 lô hàng một năm. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải đạt được là 10.157,063 nghìn USD nhưng đến năm 2010 và 2011 doanh thu tăng lần lượt là 14.984,675 và 16.301,400 nghìn USD. Năm cao nhất là năm 2012, Công ty đã thực hiện giao nhận vận chuyển 11.740 lô hàng xuất nhập khẩu đạt doanh thu là 20642,000 nghìn USD, tăng 7.8% so với năm 2011. Trong đó lượng hàng xuất nhập khẩu mà Công ty thực hiện giao nhận vận chuyển qua đường biển là chủ yếu năm 2009 là 3.845 lô tương đương 8941 nghìn USD đến năm 2012 lượng hàng giao nhận vận chuyển bằng đường này tăng đáng kể 8318 lô đạt tới 15243 nghìn USD. Hoạt động giao nhận vận chuyển có doanh thu đứng thứ hai là giao nhận vận chuyển bằng đường hàng không; năm 2009 là 948 nghìn USD , năm 2010 là 2162 nghìn USD, năm 2011 là 2517 nghìn USD và năm 2012 là 4533 nghìn USD.
Tóm lại, từ thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2009-2012, ta có thể rút ra nhận xét sau:
Số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu mà Công ty thực hiện giao nhận vận chuyển hiện nay chủ yếu tập trung vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm 70.9% doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Công ty. Đứng thứ hai là hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá băng đường hàng không. Tuy mất cân đối trong nhưng tình hình kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển.
Để đạt được những thành tựu trên ngoài sự nỗ lực của bản thân, Công ty đã gặp được nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, Công ty còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá.
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Công ty
Đơn vị: Nghìn USD Thị trường 2009 2010 2012 2012 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Mỹ 2870 32.1 3552 28.5 3887 29.3 4345 28.5 Nga 1740 19.5 2854 22.9 2947 22.2 3348 21.9 Hàn Quốc 923 10.3 1218 9.8 1352 10.2 1515 9.9 Trung Quốc 798 8.9 1132 9.1 1296 9.8 1346 8.8 Nhật Bản 812 9.1 1107 8.9 1164 8.8 1367 8.9 Thái Lan 741 8.3 915 7.3 901 6.8 1234 8.1 Các thị trường khác 1057 11.8 1697 13.6 1715 12.9 2088 13.7 Tổng 8941 100 12475 100 13262 100 15243 100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ năm 2009-2012
Thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tập trung chủ yếu vào hai thị trường tiềm năng nhất của Công ty là Mỹ và Nga. Đối với hai thị trường này, giao nhận bằng đường biển là loại hình an toàn và đạt được uy tín đối với đối tác. Bằng những thủ tục nhanh gọn và chính xác, hoạt động giao nhận đường biển ngày càng được ưa chuộng và phổ biến đối với tất cả các thị trường.
Tuy nhiên, hình thức giao nhận này lại không được áp dụng nhiều vào các quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan vì khoảng cách không lớn cũng như sự thuận tiện hơn của giao nhận đường bộ và đường hàng không khiến cho các bạn hàng ở các nước trên đòi hỏi Công ty, nên giao nhận bằng đường bộ và đường hàng không nhiều hơn là đường biển. Chính vì vậy, con số về giá trị giao nhận bằng đường biển tại các quốc gia đó thấp hơn hẳn so với Mỹ và Nga cũng như là so với các hình thức khác. - Năm 2009, giá trị của hoạt động giao nhận bằng đường biển tại các quốc gia như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan là 3274 nghìn USD, tổng giá trị từ bốn quốc gia này chưa bằng của tổng giá trị hoạt động giao nhận bằng đường biển tại 2 quốc gia Mỹ và Nga.
- Giai đoạn 2010-2011, tốc độ gia tăng giá trị giao nhận của Công ty giảm so với các năm trước tuy nhiên giá trị giao nhận bằng hình thức này vẫn tăng đồng đều trên tổng số chung. Điều này chứng tỏ rằng, trong thời kì kinh tế đang chứng kiến sự
khủng hoảng trên toàn thế giới, vị trí và sự ưa chuộng hình thức giao nhận bằng đường biển vẫn được được chứng tỏ và nâng cao.
- Đối với các thị trường nhỏ lẻ khác, Công ty tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, cũng như vị trí địa lý mà tư vấn cho khách hàng loại hình phù hợp nhất với mặt hàng cần nhập hoặc xuất khẩu. Ta có thể thấy rõ rằng, ngoài các thị trường tiềm năng, Công ty cũng đã từng bước tạo dựng thương hiệu của mình trên các đất nước và lãnh thổ khác nhau. Điều này được chứng tỏ bởi giá trị giao nhận tại các thị trường đó tuy có tốc độ tăng chậm vào năm 2010-2011, nhưng đã có sự phục hồi vào năm 2012 với 2088 nghìn USD, đó cũng là một con số đáng quan tâm vào thời kì tình hình nền kinh tế biến động.
- Sang năm 2012, do tình hình thế giới khủng hoảng chưa có dấu hiệu hồi phục rõ rệt nên các hoạt động kinh tế ngoại thương vẫn có xu hướng chững lại trên cả thế giới, vì vậy doanh thu của Công ty từ các khu vực cũng theo xu hướng chung này là có tăng so với năm 2011. Tuy tốc độ gia tăng doanh thu của Công ty chưa phục hồi trở lại như năm 2009 và 2010 nhưng giá trị giao nhận vẫn lớn hơn các năm trước đó. 3.2.2 Phân tích quy trình giao nhận vận tải hàng hóa đường biển tại Công ty
3.2.2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu qua đường biển tại công ty cổ phần vận tải quốc tế MTO
Theo lý thuyết quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được miêu tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu theo lý thuyết
P.GIAO NHẬN (Bộ phận Sales) N.VIÊN GIAO NHẬN Nhận yêu cầu từ khách hàng
Liên hệ với Hãng tàu để đặt chỗ và chuẩn bị bộ chứng từ
Giao hàng lên tàu
Gửi chứng từ cho đại lý nước ngoài Thanh toán và lưu hồ sơ
Trong thực tế, quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của MTO về cơ bản được diễn theo trình tự của các bước trong mô hình nêu trên, tuy nhiên trong thời điểm hiện nay để phù hợp với yêu cầu của các hợp đồng về tính nhanh chóng, chính xác và hiệu quả trong giao nhận cũng như phù hợp với điều kiện hoạt động của chính doanh nghiệp, MTO đã linh hoạt trong việc thực hiện các quy trình, cụ thể như sau:
Bước 1: Khách hàng liên hệ với công ty để thảo luận và thống nhất với phòng giao nhận để ký kết hợp đồng. Sau đó phòng giao nhận sẽ cử nhân viên giao nhận xuống làm việc trực tiếp với khách hàng.
Bước 2: Theo lý thuyết, khách hàng cung cấp cho nhân viên giao nhận những chứng từ liên quan đến xuất khẩu bao gồm: Hợp đồng thương mại (Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận đăng ký mã số Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy giới thiệu của doanh nghiệp và các giấy tờ có liên quan khác. Đồng thời nhân viên giao nhận liên hệ với các hãng tàu để đặt chỗ cho hàng hóa.
Tuy nhiên trong thực tế, bộ phận giao nhận thường đảm đương luôn công việc này của nhân viên giao nhận, tức sau khi đã ký kết hợp đồng, khách hàng sẽ chuyển các chứng từ cần thiết cho bộ phận giao nhận từ đó bộ phận này sẽ liên hệ để đặt chỗ cho hàng hóa. Với các mối quan hệ lâu năm với nhiều hãng tàu quốc tế như Maersk, OOCL, ZIM, Yangming, Evergreen, APL, hoặc các hãng tàu nội địa như ASX Alphaliner, Biển Đông, Đông Đô, Gemadept, Marina Hà Nội, Nam Triệu, Vinafco, Vinalines, v.v… bộ phận giao nhận của MTO chắc chắn sẽ làm việc có hiệu quả hơn cá nhân nhân viên giao nhận trong việc lựa chọn hãng tàu cũng như cung đường biển thích hợp cho việc xuất khẩu hàng hóa. Trong năm 2012, MTO đã giao nhận 2540 lô hàng xuất khẩu, trong đó số lô sử dụng các hãng tàu nước ngoài là 1868 lô (chiếm 73,54%) và con số đối các hãng tàu trong nước là 672 lô (chiếm 26,46%).
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ bản chính hoặc bản fax chứng từ của khách hàng, nhân viên giao nhận tiến hành lập tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu dựa vào các thông tin trên bộ chứng từ. Trên thực tế, đây mới là khâu nhân viên giao nhận
Nhân viên giao nhận đến tại Hải quan thực hiện quy trình làm thủ tục giấy tờ để hàng hóa được xuất khẩu. Sau khi mở Tờ khai Hải quan và kết thúc quá trình kiểm hóa nhân viên sẽ chuẩn bị đưa hàng lên phương tiện vận tải và giao cho người vận tải. Tùy theo mặt hàng mà chuẩn bị tiền đóng thuế ngay hay là đóng thuế sau 1 thời gian nào đó.
Trong quá trình giao nhận, trước khi mở Tờ khai Hải quan, khâu kiểm hóa thường được nhân viên giao nhận MTO thực hiện đồng thời với các thủ tục thông quan hàng xuất khẩu khác. Qua thực tế cho thấy cách thức hoạt động này đã làm giảm thời gian trong việc thực hiện các thủ tục hải quan, đẩy nhanh quy trình tới bước tiếp theo là giao hàng lên tàu. Song song với đó, việc này đòi hỏi sự am hiểu về quy trình nghiệp vụ hải quan của nhân viên giao nhận cũng như phát sinh các chi phí ngoài dự kiến thường xuất phát từ sự thiếu minh bạch của một bộ phận hải quan.
Bước 4: Giao hàng cho người vận tải - Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng
Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước: Thay mặt chủ hàng ngoại thương, nhân viên giao nhận của MTO sẽ đảm nhận công việc giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.
Giao hàng XK cho cảng
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng
+ Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: giấy phép xuất khẩu – Export license (nếu có), danh mục hàng hoá XK - Cargo list, thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp - Shipping note và lệnh xếp hàng – Shipping order.
+ Giao hàng vào kho, bãi cảng và nhận phiếu nhập kho
Cảng giao hàng cho tàu:
+ Trước khi giao hàng cho tàu, nhân viên giao nhận phải hoàn tất thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có)….
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR + Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
+ Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu: Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó ( Clean Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L).
Hàng hóa do chủ hàng vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình giao trực tiếp cho tàu. (Các bước giao nhận cũng giống như đối với hàng qua cảng).
- Ðối với hàng XK đóng trong contaner:
Nếu gửi hàng nguyên (FCL)
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list)
+ Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn
+ Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình, đóng hàng vào, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có), làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì.
+ Giao hàng cho tàu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy Clean Mate’s Receipt để lập B/L.
+ Sau khi container đã xếp lên tàu thì người gửi hàng mang Clean Mate’s Receipt để đổi lấy B/L (nếu xuất khẩu hàng theo FOB, CFR, CIF).
Nếu gửi hàng lẻ (LCL):
+ Người gửi hàng mang hàng đến giao cho người vận tải tại CFS quy định, và lấy HB/L.
+ Người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào container sau khi đã kiểm hóa và niêm phong kẹp chì.
+ Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
Trong những năm gần đây, công ty MTO thường sử dụng dịch vụ của các hãng vận tải để thực hiện khâu giao hàng lên tàu. Điều này dẫn tới sự gia tăng chi phí của hoạt động giao nhận nhưng cũng đồng thời giảm thời gian giao hàng, đẩy nhanh tiến độ đưa hàng lên tàu cũng như chuyển giao các rủi ro trong nghiệp vụ giao hàng tại cảng sang các doanh nghiệp vận tải.
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải trong hoạt động giao hàng lên tàu của công ty cổ phần giao nhận kho vận Mê Linh
qua các năm 2010 – 2012