Đánh giá khả năng phát triển hệ thống radar thụ động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống radar thụ động sử dụng tín hiệu phát thanh truyền hình tại Việt Nam (Trang 74)

Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay trong một lộ trình không xa, Việt Nam sẽ tiến hành phủ sóng toàn quốc đối một số với các kênh truyền hình Trung Ương với thời gian liên tục, hàng ngày. Các hệ thống phát truyền hình mới này sẽ được tập trung

đầu tiên cho những khu vực đông dân cư, các khu vực trọng điểm kinh tế.

Về mặt địa lý, Việt Nam có các vùng đồng bằng rộng lớn, bờ biển kéo dài và tập nhiều dân cư, cũng như khu kinh tế là mục tiêu phủ sóng hàng đầu đối với quy hoạch quốc gia. Về mặt xây dựng radar thụ động đây là một điều kiện thuận lợi vì

đây là các khu vực bằng phẳng, các khu vực ven biển vừa có kinh tế phát triển vừa

đóng vai trò là “cửa ngõ” trong chiến lược phòng thủ quân sự.

Radar thụđộng có vai trò là các hệ thống thầm lặng, canh gác và phát hiện các mục tiêu tầm thấp sẽ là một lựa chọn tốt cho việc giám không tại các khu vực trọng

điểm. Xét trong quy mô rộng lớn hơn, nếu có thể phát triển một hệ thống radar thụ động dọc theo ven biển, lợi dụng các tín hiệu phát thanh truyền hình tại các khu vực đồng bằng đây sẽ là một hệ thống radar dự báo là mang lại lợi ích rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả an ninh quốc phòng.

KẾT LUẬN

Qua bốn chương, luận văn đã lần lượt đi từ việc tìm hiểu tổng quan về kỹ

thuật radar nói chung đến việc nghiên cứu lý thuyết chi tiết của hệ thống radar thụ động. Trên cơ sởđó, phần thực nghiệm, luận vănđã xây dựng bài toán về xây dựng một hệ thống radar thụ động tại Việt Nam tận dụng được các nguồn phát sóng quảng bá, phát thanh truyền hình có sẵn. Qua những bước khảo sát thực tế, và mô phỏng các thông số trên phần mềm Matlab luận văn đã đề xuất xây dựng hệ thống radar thụ động tại Việt Nam.

Trong hướng phát triển tiếp theo, tác giả hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu

hơn nữa lý thuyết và bài toán xây dựng được một hệ thống radar thụ động có tính thực tế cao. Mặt khác, tiến hành các nghiên cứu về phần cứng và các công cụ phần mềm nhằm thiết kế được một hệ thống rada thụ động hoàn chỉnh trước khi thực hiện một hệ thống thử nghiệm tại Việt Nam.

PHỤC LỤC

1. Chương trình tính hệ số K

function[K] = hesoradar_K(Pt, Gt, Gr, lamda, phi, Ft,Fr,Lt,Lr, Pn)

clear K; pi = 3.1415; K = (Pt*Gt*Gr*lamda^2*phi*Ft^2*Fr^2)/(4^3*pi^3*Pn*Lt*Lr); End 2. Chương trình tính RtRr theo SNR và K function [RtRr] = vungphu_SNR(SNRmin,K) clear RtRr; RtRr = sqrt(K/SNRmin); end 3. Biểu diễn mối quan hệ giữa vùng phủ và L theo RtRr

function [L vungphu] = duongcoso_vungphu(RtRr)

clear L vungphu;

L = 0:.5:100;

vungphu = pi*RtRr*(1-(1/64)*((L.^4)/RtRr^2)-(3/16384)*((L.^8)/RtRr^4)); plot(L,vungphu);

grid on;

xlabel('Do dai duong co so L (Km)');

ylabel('Vung phu (Km2)');

title('Moi quan he Vung phu va do dai duong co so');

end

4. Đường bao Oval theo SNR, L và K

function [t r] = Oval_SNR (L,SNR,K) clear C t r; C=K/10^(SNR/10); t=0:.01:2*pi; r=sqrt((L^2.*cos(t).^2 - L^2/2+sqrt(4*C-L^4.*cos(t).^2.*sin(t).^2))/2); polar(t,r);

title('Duong Oval Cassini');

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. GS. TSKH. Phan Anh (2007), Lý thuyết và kĩ thuật anten, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

2. Cục Tần sô vô tuyến điện (2009), Quy hoạch phổ tần số quốc gia, URL:

www. rfd.gov.vn, Hà Nội.

3. Trần Minh Tuấn, Lương Xuân Trường (2011), Nghiên cứu xây dựng hệ

thống radar thụ động sử dụng tín hiệu phát thanh truyền hình tại Việt Nam,

Chuyên san kỳ 3, tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Tiếng Anh

4. Benson Chan (2008), Reciever site optimisation for passive coherent location radar system, Cape Town.

5. H.D Griffiths (2009), Passive Bistatic Radar, RTO-EN-SET-133, Nato Otan.

6. H.D Griffiths (2004), Bistatic and Multistatic Radar, IEE Military Radar Seminar, Shrivenham.

7. John W.Franklin (2010), Passive Bistatic Radar, URL:www.cse.unt.edu. 8. Merrill Skolnic (2008), Radar Handbook , Mc Graw-Hill,The USA.

9. Nicholas J. Willis (2005), Bistatic Radar,Scietech Publishing INC, New York.

10. Vincenzo Carulli, Amerigo Capria, Michele Conti, Dario Petri, Macro Martorella, Fabrizio Berizzi, Enzo Dalle Mese, Rocco Soleti (2010), Ship Detection with DVB-T software defined passive radar, URL:

ieee.uniparthenope.it.

11. R. Mahafza, Ph.D Bassen, (2000), Radar Systems Analysis And Designing Using Matlab, Chapman & Hall/CRC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống radar thụ động sử dụng tín hiệu phát thanh truyền hình tại Việt Nam (Trang 74)