Xây dựng giải pháp hội tụ FMC của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp hình thành mạng hội tụ FMC (Trang 86)

Mạng di động của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt với 6-7 nhà cung cấp dịch vụ di động và số lượng thuê bao di động ngày một tăng. Đồng thời, mạng NGN cố định cũng đã được triển khai cùng với nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Tuy nhiên, thuê bao của mạng này không thể sử dụng dịch vụ của mạng khác. Để tăng nguồn thu cho nhà cung cấp mạng cố định cũng như bổ sung dịch vụ có sẵn trên mạng cố định cho các thuê bao di động, xây dựng giải pháp hội tụ cố định – di động là một định hướng quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam.

Đối với hạ tầng mạng cố định có những đặc thù riêng nên việc triển khai IMS cũng sẽ phải thực hiện theo con đường riêng. Thông thường, từ mạng TDM có hai cách để đi lên IMS. Một là chuyển đổi thẳng từ TDM lên IMS, hai là chuyển trung gian qua chuyển mạch mềm SW (Softswitch). VNPT đã nâng cấp lên chuyển mạch mềm từ vài năm trước. Do đó lộ trình đi lên IMS đương nhiên sẽ phải quá độ qua Softswitch. Tuy nhiên, hệ thống tổng đài của VNPT gồm nhiều loại khác nhau với các version phần mềm khác nhau, do vậy khả năng nâng cấp một cách đồng bộ lên Softswitch là không khả thi, mà cần nâng cấp các tổng đài để có khả năng cung cấp và quản lý giao diện V5.x. Sau khi hệ thống Softswitch được hoàn thiện, lúc đó có thể nâng cấp đồng bộ lên IMS. Quá độ qua Softswitch là phương án đang được nhiều nhà khai thác trên thế giới áp dụng để đi lên IMS. Nó không chỉ giúp tận dụng được nhiều thành phần mạng từ Softswitch mà còn giúp họ có thêm thời gian để quá trình chuẩn hóa IMS được hoàn thiện hơn.

Trong phần này, do thời gian có hạn nên học viên chỉ khảo sát hiện trạng mạng viễn thông của VNPT, trên cơ sở đó để đưa ra phương án phát triển mạng cố định và di động cho lộ trình hướng tới mạng hội tụ FMC của VNPT, đó cũng là mô hình chung cho các nhà cung cấp mạng khác phát triển.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hình thành mạng hội tụ FMC (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)