Các thành phần của mô hình ECO Lab

Một phần của tài liệu Mô phỏng phân bố nồng độ Chlorophyll-A vùng biển Tây Nam Việt Nam (Trang 26)

Khi làm việc với MIKE ECO Lab có thể lựa chọn một số các phương án

sau:

- Sử dụng các mô hình sinh thái đã được xây dựng sẵn trong MIKE;

- Tạo mô hình riêng;

- Thay đổi các mô hình hiện có.

Để tạo ra một mô hình sinh thái mới: Mở MIKE Zero và chọn:

File | New | ECO Lab

Nếu muốn thay đổi mô hình ECO Lab đã có sẵn, chỉ cần nhấp vào tập tin

trong File Manager, MIKE sẽ mở file được chọn.

Mỗi mô hình ECO Lab chứa một mô tả toán học hoặc một loạt các phương

trình vi phân thường của một hệ sinh thái bao gồm cả các quá trình ảnh hưởng

đến hệ sinh thái. Trong một mô hình ECO Lab, mô tả toán học được chia làm 5

thành phần, được sử dụng để mô tả cả hệ thống. Các thành phần chính của một

mô hình ECO Lab gồm:

- State variables (Các biến trạng thái); - Constants (Các hằng số);

- Forcings (Các tác động);

- Auxiliary Variables (Các biến phụ trợ); - Processes (Các quá trình).

a) Biến trạng thái (State variables)

Bước đầu tiên để xây dựng một mô hình là quyết định xem biến trạng thái

nào là thật sự cần thiết trong quá trình mô phỏng. Biến trạng thái là những biến

mô tả trạng thái của hệ sinh thái mà người sử dụng muốn dự báo tình trạng. Ví

b) Các hằng số (Constants)

Các hằng số được sử dụng như là tham số trong công thức toán học của các

quá trình trong mô hình ECO Lab. Chúng cố định theo thời gian nhưng có thể

thay đổi theo không gian. Ví dụ như số mũ, nồng độ bán bão hòa…

c) Các tác động (Forcings)

Các tác động cũng được sử dụng như một tham số trong các phương trình

toán học của các quá trình trong ECO Lab. Chúng có thể thay đổi theo không

gian và thời gian. Chúng đại diện cho các yếu tố bên ngoài có tác động đến hệ

sinh thái. Ví dụ điển hình của các tác động này là nhiệt độ, bức xạ mặt trời và gió.

d) Biến phụ (Auxiliary variables)

Biến phụ chủ yếu là tham số trong các biểu thức toán học trong ECO Lab,

nhưng đôi khi chúng được sử dụng để xác định kết quả trực tiếp.

Các kiểu tham số sau có thể sử dụng trong biểu thức biến phụ gồm: Số; Tên

của các biến trạng thái, hằng số, tác động, biến phụ đã được xác định; Các

phương trình toán học; Các hàm tích hợp; Các hàm Logic; Các thuật ngữ.

Các toán tử có thể sử dụng trong biểu thức bao gồm: Dấu + (cộng), Dấu –

(trừ), Dấu * (nhân), Dấu / (chia).

e) Các quá trình (Processes)

Các quá trình mô tả sự chuyển đổi ảnh hưởng đến biến trạng thái. Điều đó

có nghĩa là các quá trình được sử dụng như là các đối số trong những phương

trình mà ECO Lab dùng để xác định trạng thái của các biến trạng thái.

Các kiểu tham số có thể sử dụng khi tạo một quá trình bao gồm: Số; Tên

của các biến trạng thái, hằng số, tác động, biến phụ đã được xác định; Các

phương trình toán học; Các hàm tích hợp; Các hàm Logic; Các thuật ngữ.

Các toán tử có thể sử dụng trong biểu thức bao gồm: Dấu + (cộng), Dấu –

(trừ), Dấu * (nhân), Dấu / (chia).

Một phần của tài liệu Mô phỏng phân bố nồng độ Chlorophyll-A vùng biển Tây Nam Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)