Kỹ thuật vi chiết pha rắn (SPME)

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng môn kỹ thuật xử lý mẫu phân tích hóa (Trang 35)

a) Loại trao đổi Cation

5.5.Kỹ thuật vi chiết pha rắn (SPME)

pha chiết là chất rắn. Song ở đây pha chiết (que chiết) là các hạt chất rắn xốp cỡ hạt vài micromet (àm) được tẩm lên thanh que nhỏ kim loại hay PE (1x4 mm) tạo thành líp màng chất chiết dầy khoảng 0,3-0,5 mm bao xung quanh tạo ra que chiết. Que chiết được để trong hệ xy lanh và kim tiêm, để có thể cắm qua chiết vào qua nút cao su của bình chứa mẫu cần chiết.

Quá trình chiết xẩy ra khi ta nhúng que chiết vào trong bình mẫu theo một trong hai kiểu:

+ Không gian mẫu (chất ở dạng lỏng). Với cách này pha mẫu phải được lắc đều (hay khuấy) liên tục khi chiết và qua chiết chìm trong pha mẫu.

+ Không gian hơi (chất dễ hoá hơi). Với cách này, pha mẫu là hơi, que chiết nằm trong không gian hơi của bình mẫu, và mẫu phải được gia nhiệt phù hợp, để cho các chất bay hơi đạt đến trạng thái cân bằng giữa pha mẫu ban đầu (lỏng hay huyền phù) và pha hơi của mẫu.

Thời gian chiết: 20- 30 phút. Trang bị của kỹ thuật chiết này: Bao gồm (hình ):

+ Bình chưa mẫu để chiết (dung tích 50 mL, nút cao su), + Bộ Xylanh, kim tiêm và que chiết,

+ Máy khuấy và gia nhiệt cho bình mẫu.

• Cơ chế của sự chiết: Chỉ có hai kiểu là:

+ Hấp phụ pha thường (chất chiết pha thường), + Hấp phụ pha ngược (chất chiết pha ngược),

Vấn đề này xem trong mục chiết pha rắn đã trình bày ở trên. �Ưu nhược điểm và ứng dụng

Kỹ thuật chiết này:

+ Thích hợp cho xác định các chất vi lượng, + Làm giầu được chất,

+ Chủ yếu cho xác định các chất hữu cơ và một số kim loại nặng.

Kỹ thuật này míi ra đời và còn đang phát triển. Song cũng đã được ứng dụng có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực phân tích các hoá chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng môn kỹ thuật xử lý mẫu phân tích hóa (Trang 35)