CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT LAO ĐỘNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đề xuất một số giải pháp thu hút lao động tại các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31)

TỈNH BẮC NINH

3.1 Đánh giá chung về công tác tuyển dụng và thu hút lao động của các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.1.1 Những thành công

- Công tác tuyển dụng tại các DN được thực hiện một cách chặt chẽ, bài bản theo đúng quy trình tuyển dụng lao động. Đảm bảo ứng viên sau khi tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu của công việc do nhà tuyển dụng đặt ra.

- Các DN nói chung và lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã nhận thức được tầm quan trọng của lao động trong các KCN. Chính vì thế thu hút lao động không chỉ là nhiệm vụ của từng DN trên địa bàn tỉnh mà còn là nhiệm vụ chung của toàn tỉnh

Bắc Ninh. Các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở Lao động TB&XH, Ban quản lý các KCN có nhiều giải pháp giúp đỡ các DN trong công tác tuyển dụng lao động như tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác này.

- Thông tin về tuyển dụng của các DN được đăng tải liên tục, thông báo rộng rãi, như trên các Đài phát thanh của các huyện, thị xã và thành phố. Ngoài ra Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh còn phối hợp với các DN giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên trực thuộc Đoàn cơ sở các huyện, thành phố và thị xã.

- Chế độ của người lao động được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, một số DN còn có những chính sách khuyến khích, động viên người lao động làm việc chăm chỉ và gắn bó lâu dài với DN. Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích này chỉ được thực hiện ở một số DN có vốn đầu tư nước ngoài.

3.1.2 Những tồn tại

Tồn tại lớn nhất của các DN, đặc biệt là các DN trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đó là tình trạng thiếu hụt về lao động. Tình trạng không tuyển được lao động đáp ứng được yêu cầu công việc; người lao động bỏ việc, chuyển sang làm một công việc khác ở một nơi khác…đang là nỗi nhức nhối của DN. Một số nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là:

- Thu nhập mà họ nhận được thì rất thấp trong khi đó chi phí sinh hoạt lại rất cao (điện, nước, nhà ở, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày…), đặc biệt hiện nay chỉ số giá tiêu dùng đang rất cao nên mặc dù tằn tiện song cuộc sống vật chất của họ rất thiếu thốn. Thu nhập thực tế của người lao động ngày càng giảm.

- Cường độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi: Thực tế hiện nay người lao động đặc biệt là công nhân phải làm việc từ 10 - 12 giờ/ngày, 60 - 72 giờ/tuần, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với quy định của Luật Lao động. Thêm vào đó, áp lực giao hàng đúng hạn, người sử dụng lao động còn áp đặt người lao động tăng ca liên tục với cường độ làm việc cao, căng thẳng mà không có chế độ bồi dưỡng và trả thù lao thích hợp. Do đó, người lao động có đủ thời gian để nghỉ ngơi, đáp ứng các nhu cầu giải trí cho bản thân từ đó tái tạo lại sức lao động. Điều này khiến người lao động

mệt mỏi, suy nhược cơ thể, không còn thời gian cho giao lưu, giải trí, chăm sóc gia đình…Do vậy nhiều người đã bỏ việc.

- Không chỉ thiếu thốn về vật chất, đời sống tinh thần của nhiều người lao động rất nghèo nàn. Đặc biệt đối với lao động nhập cư thì tình trạng “mù văn hoá, thông tin” là phổ biến.

- Do sự chuyển dịch mạnh lao động giữa Bắc Ninh với các địa phương khác: trong những năm qua nhiều KCN ở các tỉnh khác phát triển mạnh mẽ như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang,… làm giảm bớt lao động ngoại tỉnh vào Bắc Ninh, xét cho cùng làm việc gần nhà vẫn mang có nhiều thuận lợi hơn. Theo các nhà quản lý, thực trạng chuyển dịch mạnh lao động giữa các khu vực kinh tế, các địa phương đang được nhìn nhận là xu hướng tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các DN cần bình tĩnh đón nhận và chủ động cho hướng đi của mình.

- Nhiều ngành công nghiệp Bắc Ninh có tốc độ phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. Số lượng và quy mô DN phát triển ngày càng nhiều và nhu cầu tuyển dụng công nhân của các đơn vị sản xuất tăng cao, đã khiến không ít DN gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất.

- Do tình trạng thiếu hụt lao động trong các KCN rất lớn, nên nếu thấy một công việc khác có lợi hơn công việc hiện tại (phần lớn là vấn đề thu nhập) thì người lao động (nhất là lao động phổ thông) sẵn sàng bỏ việc vì (thực tế cho thấy) nếu không xin được việc mới thì quay trở lại làm việc ở công ty cũ cũng không khó. Hiện đang có sự cạnh tranh ngầm giữa các DN trong việc tuyển dụng lao động. Nhiều DN đã đẩy mức lương tăng cao, thêm phụ cấp để thu hút lao động.

- Trong những năm qua việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở nên quen thuộc. Nhiều công ty xuất khẩu lao động cũng đang tuyển một lượng lớn lao động, do vậy điều này cũng gây ra một sự thiếu hụt lao động không nhỏ trong các KCN của tỉnh.

- Tình trạng thiếu lao động cũng đang diễn ra ở những lĩnh vực đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn cao. Mặc dù nước ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng lực lượng lao động dồi dào xong chất lượng lao động còn thấp.

3.2 Giải pháp về tiền lương và chế độ phúc lợi

3.2.1 Giải pháp về tiền lương

Tiền lương vừa thấp lại vừa cứng nhắc không phù hợp với thị trường giá cả sức lao động trong tỉnh. Để thu hút được lao động trước hết các DN cần xây dựng chế độ lương hấp dẫn, tạo môi trường làm việc thân thiện.

- Thực hiện nghiêm túc các cam kết đã ký trong Hợp đồng lao động giữa Chủ DN với người lao động, tôn trọng các quyền lợi của người lao động được ghi trong hợp đồng lao động, mà bên sử dụng lao động và người lao động đã cam kết.

- Đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, áp dụng thống nhất một mặt bằng mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp, quy định rõ việc tăng lương hàng năm và mức chênh lệch giữa các bậc lương, nguyên tắc xây dựng thang bảng lương để người lao động và chủ sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương hợp lý phù hợp với thực tế và cơ chế thị trường, gia tăng mức lương thực tế.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ kiềm chế lạm phát. Nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng lương trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt tăng cao, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút, đời sống người lao động vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình công tự phát gia tăng thời gian qua để yêu cầu người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc và nâng thu nhập.

- Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người lao động. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

3.2.2 Giải pháp về chế độ phúc lợi cho người lao động

Chế độ phúc lợi một số DN đặc biệt là các DN lớn như Canon, Samsung, Foxcom, Orion,… Canon quan tâm đến đời sống của người lao động bằng cách hỗ

trợ lương thực hàng tháng. Samsung xây dựng các tuyến xe buýt đưa đón CBCNV từ nhà máy Samsung đến các tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, thành phố Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang. Một số DN khác còn quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động như công ty thực phẩm Orion vina còn tổ chức các “bữa ăn đặc biệt” vào giữa tháng, và tổ chức sinh nhật cho các CBCNV.

Ngoài ra, DN cũng cần chú trọng cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động; tạo điều kiện cho người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, có điều kiện thăng tiến và chăm lo đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình người lao động. Xây dựng môi trường làm việc văn minh, an toàn.

Vấn đề cấp thiết để thu hút lao động đến làm việc tại địa phương đó là thúc đẩy chương trình nhà ở cho người lao động được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, cần có giải pháp phù hợp, đồng bộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sớm ban hành thống nhất cơ chế chính sách, hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN.

- Cần có quy định điều kiện và ràng buộc trách nhiệm đối với Công ty đầu tư hạ tầng KCN trong việc quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng KCN. Đảm bảo việc phát triển KCN phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các hạ tầng thiết yếu cho công nhân làm việc trong KCN. Công ty đầu tư hạ tầng KCN phải đảm bảo tối thiểu 10% chỗ ở cho người lao động trong KCN với giá cả hợp lý. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp sản xuất trong KCN được giao đất theo quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động theo cơ chế hạch toán vào chi phí sản xuất để tự doanh nghiệp có thể đảm bảo 40 - 50% chỗ ở cho công nhân của mình.

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong KCN, điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động trong KCN. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở KCN phải tính toán nhu cầu, khả năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá cả hợp lý.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; miễn tiền thuê đất; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp…) đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tạo điều kiện cho người lao động thuê với giá cả hợp lý. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở, tạo điều kiện nhưng không thả nổi cho thị trường tự điều tiết.

- Miễn, giảm thuế cho người dân xây dựng nhà ở tại các địa bàn có KCN nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Với tình hình hiện nay, người dân gần các KCN tham gia vào lĩnh vực nhà ở cho công nhân là thực sự cần thiết, bởi ưu thế là có sẵn đất đai, không cần bỏ ra khoản đầu tư lớn ban đầu để thuê đất nên họ sẽ xây dựng được các căn nhà có chất lượng, giá thành rẻ hơn và có thể cho thuê với giá hợp lý. Nhưng cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự… nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động.

- Thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động làm việc trong các KCN. Quỹ này được hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa phương, vận động thêm sự đóng góp của các cơ quan, DN trên địa bàn.

- Ban hành cơ chế kiểm soát giá cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở mua hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động trong KCN.

3.3 Hoàn thiện quy trình tuyển dụng

Nhiều DN đăng tuyển những vị trí với rất nhiều điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ,…hoặc những điều kiện rất cao về trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm thực tế. Trong khi đó, nếu rà soát lại yêu cầu công việc về tính chất nhiệm vụ, mức độ khó của vị trí cần tuyển thì không cần ứng viên ở mức đó. Vì vậy, các DN cần thực hiện quá trình phân tích công việc, xây dựng bản mô tả công việc một cách tỉ mỉ. Từ đó đưa ra những yêu cầu với lao động từng vị trí cho phù hợp.

3.2.1. Thủ tục tuyển dụng

Thủ tục tuyển dụng cũng là vấn đề cần xem xét. Hồ sơ và quy trình tuyển dụng cần thật đơn giản để người lao động dễ thực hiện. Quy trình tuyển dụng cần thực hiện một cách linh hoạt đối với từng vị trí cụ thể. Các DN cần xây dựng tỉ mỉ bản mô tả công việc. Trên bản mô tả công việc cần thể hiện rõ nhiệm vụ của từng vị trí, yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với người thực hiện. Từ đó, có thể thu hút thêm được số lượng ứng viên nộp hồ sơ, nâng cao được chất lượng của quá trình tuyển chọn lao động. Các DN đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý về vấn đề này, tùy từng vị trí mà yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nhân viên. Vị trí làm việc mà thường xuyên phải giao tiếp với người nước ngoài mới đòi hỏi tình độ ngoại ngữ cao, đối với các vị trí đòi hỏi việc giao tiếp này ít hơn thì không nhất thiết phải thành thạo ngoại ngữ. Nhưng, nhìn chung các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường tổ chức quá trình tuyển dụng khoa học hơn, các nhà tuyển dụng trong nước cần học tập rút kinh nghiệm.

3.2.2. Dự báo thị trường

Nhu cầu nhân lực ngày càng tăng trong một vài năm tới, áp lực ngày một tăng cho những người làm công tác cung ứng lao động cho đến 2015 là điều đã được dự báo. Công tác dự báo nhu cầu là việc làm quan trọng, đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của từng nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các DN chỉ đưa ra thông tin này rất sơ sài, đôi khi còn mang tính đói phó với các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải vì kế hoạch sản xuất kinh doanh, không phải vì mục tiêu phát triển của chính mình. Vì thế dự báo sớm và chính xác về nhu cầu sẽ là cơ sở để chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực vì sự phát triển của DN.

3.2.3. Liên kết với các cơ sở đào tạo

Trên địa bàn có nhiều cơ sở đào tạo, dạy nghề, chính vì thế các DN cần có sự gắn kết chặt chẽ với các cơ sở này, tránh tình trạng “học một đằng, làm một nẻo”. Thực chất “sản phẩm” của các cơ sở đào tạo thường mang nặng tính lý thuyết, thiếu thực tế. Các cơ sở dạy nghề kinh phí còn hạn chế nên học viên chưa được tiếp cận với những máy móc thiết bị hiện đại như ở các DN. Do vậy, khi ra trường các DN

lại phải tiến hành đào tạo lại lao động. Việc đào tạo lại này làm cho DN mất thêm nhiều chi phí, thời gian. Doanh nghiêp đặt hàng theo nhu cầu, và các cơ sở đào tạo đào tạo theo nhu cầu của mình. Các cơ sở đào tạo lại liên kết với các DN nghiệp giúp cho các học viên, sinh viên có được khả năng tiếp cận với thực tế. Khi ra trường không mất nhiều thời gian làm quen với công việc.

Ngoài ra, phải có sự kết hợp giữa DN và các cơ sở đào tạo, và Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Bắc Ninh, cùng với các cơ quan chức năng khác, tổ chức ngày hội việc làm tới từng cơ sở đào trong tỉnh nhằm thu hút được lao động ngay từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đề xuất một số giải pháp thu hút lao động tại các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31)