người khác.
a. Mục đích
- Học sinh hiểu rõ được giá trị của bản thân mình (đạo đức, thái độ, năng lực học tập…) từ đó đặt mục tiêu cho tương lai và tìm biện pháp thực hiện nó cho phù hợp.
- Học sinh có được kĩ năng đánh giá người khác(đạo đức, nhân cách, học tập…) từ đó quyết định xem có hợp tác, chia sẻ hành động với người đó hay không.
b. Quá trình thực hiện * Tình huống cụ thể
3.5.1. Khám phá
Cuối mỗi tháng, học kì của năm học, GVCN thường yêu cầu học sinh tự đánh giá bản thân mình về rèn luyện đạo đức, học tập. Các thành viên trong tổ nhóm bình xét các thành viên trong tổ của mình.
3.5.2. Kết nối - thực hành
Đối với cá nhân mỗi học sinh: hoàn thành bản tự kiểm điểm
theo mẫu sau
Kính gửi: - Ban giám thị nhà trường - Cô giáo chủ nhiệm lớp
Tên em là………học sinh lớp……… Trường………
Trong tháng( học kì) vừa qua em tự nhận xét quá trình rèn luyện đạo đức và học tập như sau:
+ Ưu điểm:
………
+ Nhược điểm:
Tự xếp loại hạnh kiểm………
( Tốt, khá, trung bình, yếu)
Phương hướng phấn đấu trong tháng( kì) tới………....
Kế hoạch thực
hiện………
Biện pháp thực
hiện………
Kiến nghị với giáo viên chủ
nhiệm………
Đối với tập thể tổ nhóm, lớp: dựa vào nội quy học sinh, nội
quy lớp học và quy định chung về xếp loại hạnh kiểm học sinh để bình xét hạnh kiểm của các thành viên trong tổ nhóm của mình theo mẫu:
Biên bản bình xét hạnh kiểm của tổ… ..tháng…. . . kì……..năm học………
điểm điểm nhận bình xét 1 2 3 … 5.3. Vận dụng
Các tổ trưởng đọc công khai biên bản bình xét đánh giá của tổ mình trước lớp à lấy ý kiến của những học sinh được đánh giá à thống nhất chung về kết quả và vạch ra phương hướng phấn đấu.
4. Kết quả
Khi cùng với học sinh giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi thấy các em ứng xử tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống. Các em đã kiểm soát được cảm xúc của mình, ứng xử giao tiếp đúng mực, làm chủ được bản thân để giải quyết các vấn đề học tập một cách hiệu quả. Kết thúc năm học tập thể học sinh lớp 10B11 do tôi làm giáo viên chủ nhiệm
đã có sự tiến bộ vượt bậc và đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc của trường T.H.P.T Đào Duy Từ năm học 2011 - 2012.
III. KẾT LUẬN
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã và đang là hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường trung học phổ thông. Song nó mới chỉ được đề cập đến nhiều ở dạng tích hợp, lồng ghép vào nội dung các bài học thuộc lĩnh vực chuyên môn còn trong công tác chủ nhiệm lớp giáo viên tự mò mẫm tìm phương pháp giáo dục và rút kinh nghiệm dần thậm chí có ít giáo viên viết SKKN về đề tài này vì sợ không đạt giải. Chưa có lớp tập huấn, tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mặc dù lĩnh vực này rất cần cho sự hình thành nhân cách đạo đức cho các em. Trong đề tài này tôi chỉ mới đưa ra được một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tình huống cụ thể, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi để hoàn thiện mình hơn để có thể rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống giúp các em bước vào đời vững vàng hơn.
Hằng năm có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và nhiều người có kinh nghiệm hay như có phương pháp dạy học độc đáo, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả,
phương pháp dạy học sinh giỏi…Theo tôi sở giáo dục và đào tạo nên phổ biến rộng rãi những SKKN hay đó cho những giáo viên trẻ như tôi có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để hoàn thiện mình hơn.