Bài toán xác suất mới được đưa vào chương trình toán lớp 11 THPT , hầu hết học sinh đều gặp khó khăn khi tiếp cận với bài toán này. Để giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về xác suất đồng thời biết vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết nhiều tình huống khác nhau tôi xin nêu một số giải pháp đề nghị sau:
1. Hệ thống hóa khái niệm về phép thử, không gian mẫu, biến cố, tập hợp các kết quả thuận lợi của biến cố, công thức xác suất cổ điển , giải thích thông qua các ví dụ từ mô hình cụ thể đến các mô hình trừu tượng. Sau đó hướng dẫn học sinh Tính xác suất của biến cố bằng cách sử dông công thức xác suất cổ điển .
2. Nêu các quy tắc xác suất , hướng dẫn học sinh sử dụng các quy tắc này để tính xác suất trong một số ví dụ điển hình, từ đó giúp học sinh rút ra nhận xét về cách sử dụng các quy tắc này một cách linh hoạt hợp lí trong từng trường hợp cụ thể.
3. Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập cho học sinh thông qua một số bài
tập bổ sung nâng cao. Gợi mở cho học sinh những hướng phát triển, mở rộng bài toán.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi qua quá trình giảng dạy các bài toán xác suất ở lớp 11 THPT. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các em học sinh. Xin chân thành cảm ơn.
Đề tài tôi trình bày ở trên là ý tưởng hình thành trong quá trình giảng dạy và trải nghiệm thực tế qua kết quả học tập của học sinh, tôi cam đoan là sáng kiến kinh nghiệm này do cá nhân tự nghiên cứu. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Ân thi ngày 3 tháng 4 năm 2014 Tác giả
Vũ Thị Hương Lan
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG NGẠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách bài tập toán lớp 11- Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Đề thi Đại học các năm – Bộ giáo dục và Đào tạo.
3. Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Đại số và giải tích 11- NXB Giáo dục – Tác giả Nguyễn Xuân Liêm và Đặng Hùng Thắng.
4. Xác suất thống kê – NXB Đại học Quốc gia Hà nội – Tác giả Đào Hữu Hồ .
5. Chuyên đề toán Tổ hợp – Thống kê – Xác suất- Số phức. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả: PGS – TS Nguyễn Văn Lộc.
MỤC LỤCPHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1 2. Mục đích yêu cầu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
2
Phần II: NỘI DUNG