Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đôtt (Trang 25)

CBTD là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng. CBTD có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ, thông thường đều có những đánh giá chính xác và quản lý vốn vay chặt chẽ và hiệu quả.

Vì vậy, để nâng cao trình độ CBTD cần quan tâm một số giải pháp sau:

- Ngân hàng cần tiếp tục chuẩn hoá CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với CBTD. Từ việc chuẩn hoá CBTD, ngân hàng cần phải phân loại CBTD, kiên quyết loại bỏ hay chuyển công tác đối với cán bộ không đủ tiêu chuẩn quy định.

- Song song với việc chuẩn hoá CBTD, ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn hơn. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng cần tổ chức cho CBTD học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật… để trợ giúp cho công tác thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng.

Trong kế hoạch đào tạo cán bộ, Agribank Chi nhánh Tây Đô cũng cần chú ý đến hiệu quả và chất lượng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng cán bộ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Chương trình đào tạo phải phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao, bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả cán bộ tuỳ theo năng lực chuyên môn và trình độ của mỗi người.

- Bên cạnh việc tăng cường trình độ chuyên môn cho cán bộ, ngân hàng cũng cần hết sức coi trọng việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất để CBTD có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, đề cao lương tâm trách nhiệm của người làm công tác tín dụng. Ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn CBTD bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời những biến động từ phía

khách hàng, trên cơ sở đó giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động tín dụng.

- Công tác đào tạo cán bộ cũng cần chú ý đến mặt tư tưởng của CBTD. Cần tránh tối đa tâm lý chủ quan hoặc quá tin tưởng vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà không thực hiện tuân thủ đúng trình tự, quy trình cho vay. Trong việc xét duyệt cho vay, ngân hàng cần hướng dẫn CBTD không nên chạy theo số lượng mà lơ là chất lượng của khoản vay.

3.4. KIẾN NGHỊ

3.4.1. Đối với Chính phủ

3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.4.3. Đối với Agribank Việt Nam 3.4.4. Đối với khách hàng

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô, cũng như đưa ra 2 quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng, trong chương này luận văn đã đưa ra 9 nhóm giải pháp, và để các giải pháp này có thể triển khai trong thực tiễn hoạt động thì luận văn cũng đã đề xuất 4 kiến nghị với Chính phủ, với NHNN, với Agribank Việt Nam và với khách hàng nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ của các NHTM là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề chất lượng tín dụng luôn phải được các NHTM đề cao.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Một hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đã được luận văn đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của mỗi NHTM. Luận văn cũng đã đề cập nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng từ các NHTM quốc tế, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị cho Agribank Chi nhánh Tây Đô có thể nghiên cứu và vận dụng.

2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô qua 3 năm gần đây nhất, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp và khả thi.

3. Trên cơ sở đề cập những dịnh hướng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tây Đô giai đoạn đến năm 2015, luận văn đã đưa ra một số quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng này.

Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là một yêu cầu khách quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, nhưng chất lượng tín dụng lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và quả thực đây là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn bởi dung lượng của một luận văn thạc sỹ nên bản luận văn này không thể tránh được những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn cũng như hoàn thiện nhận thức của bản thân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đôtt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)