Lợi nhuận sau thuế 12.808 13.766 6.891 3.283 3.92 107,48 6 Tiếp nhận vốn ngân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại Quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng (Trang 54)

6 Tiếp nhận vốn ngân

sách

134.800 60.000 25.000 35.000 44,51

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng năm 2012 và kế hoạch hoạt động Quý IV/2012).

Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị tăng đều qua các năm, năm 2009 doanh thu thực hiện là 3.304/2.080 triệu đồng, đạt 158,85% kế hoạch, doanh thu thực hiện năm 2010 là 8.076/10.530 triệu đồng đạt 76,69% kế hoạch, doanh thu thực hiện năm 2011 là 23.920/17.664 triệu đồng đạt 135,41% kế hoạch và doanh thu 9 tháng đầu năm 2012 thực hiện 25.336/29.408 triệu đồng đạt 86,15 % kế hoạch.

Theo bảng kết quả kinh doanh, năm 2010 doanh thu chỉ đạt 76,69% kế hoạch là do doanh thu từ đầu tư trực tiếp dự án cơ sở hạ tầng tại số 5B đường Mê Linh, phường 9, thành phố Đà Lạt không thực hiện được do UBND thành phố Đà Lạt không bàn giao đất để thực hiện dự án đầu tư.

Với tầm nhìn, chiến lược đúng đắn và có kế hoạch cụ thể trong việc xác định doanh thu cũng như phát triển nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Vì vậy, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2011 đạt 444,681 tỷ đồng, tăng hơn 4,45 lần so với thời gian mới thành lập.

Trong mọi hoạt động của mình, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng luôn tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, thực hiện tốt nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng cũng đã khẳng định được vị trí là một trong các đơn vị mạnh trong hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương hiện nay.

Bên cạnh các thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng còn được luôn quan tâm đến công tác xã hội như: tham gia chương trình xóa nhà tạm, ủng hộ xây dựng nhà nhân ái, nhận đỡ đầu các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tham gia hiến máu nhân đạo, ủng hộ chương trình Nghĩa tình đồng đội do địa phương phát động, …có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng. Đồng thời, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng cũng luôn quan tâm tới công tác chăm lo cho đời sống cán bộ viên chức trong đơn vị, phát huy tốt công tác Đảng, Đoàn thể tại đơn vị.

Về kế hoạch phát triển trong tương lai, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đã đề ra chiến lược với tầm nhìn 2015-2020, theo đó Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng sẽ phấn đấu trở thành một trong những Công ty TNHH MTV của Tỉnh, dự kiến đến năm 2015, quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 392 tỷ đồng

(chưa kể nguồn vốn huy động khác). Để đạt được điều này, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển một cách thích hợp, kết hợp xây dựng phong cách phục vụ của các đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao.

2.5 Đánh giá phân loại nợ:

Năm 2011, qua theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi vay, các đơn vị vay vốn tại quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng đã thực hiện tốt nghĩa vụ tín dụng trog hợp đồng tín dụng đã ký; tổng số nợ gốc đến thời điểm 31/12/2011 là 195,256 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm I là 160,606 tỷ đồng, nợ nhóm II là 34,65 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản nợ được phân vào nhóm II chỉ mang tính tạm thời, về thực tế các khoản nợ này hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn do các khoản này được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng do việc thanh toán vốn chậm nên đã ảnh hưởng đến việc cấp vốn cho dự án nên đã làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng.

Tuy nhiên, đến 9 tháng đầu năm 2012 nợ nhóm II đã tăng lên và xuất hiện nợ nhóm IV. Nợ nhóm II năm 2011 là 34,65 tỷ đồng nhưng đến 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên là 87,920 tỷ đồng; cụ thể:

- Công ty TNHH Bình Thuận: 8,8 tỷ đồng (đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc năm 2012 sang các năm tiếp theo nhưng vẫn nợ quá hạn tiền lãi.

- Công ty CP Chăn nuôi gà: 420 triệu đồng (đã gia hạn nợ gốc nhưng vẫn nợ quá hạn tiền lãi.

- Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Đạ Tẻh: 37 tỷ đồng, đơn vị này phải phân vào nợ nhóm II do bị nợ lãi.

Riêng đối vợi nợ nhóm IV (nợ nghi ngờ): Đây là dự án Xây dựng Trường Tiểu học Trưng Vương, do Giám đốc đơn vị thi công chết do bị bệnh hiểm nghèo nên không trả lãi vay cho Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng từ

tháng 12/2011 đến tháng 9/2012. Ngoài ra, khoản nợ gốc cũng chỉ mới xử lý để trả nợ gốc cho quỹ là 1.692 triệu đồng, số tiền 308 triệu gốc vẫn tiếp tục nợ.

Bảng 2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

TT Số hồ sơ cho vay

Dư nợ cho vay đến 31/12/2009 (đồng) Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Trích lập dự phòng chung (0,75% tổng giá trị các khoản nợ) - đồng Trích lập dự phòng cụ thể (đồng) - Năm 2009 13 60.039.717.557 X 450.297.881 0 - Năm 2010 23 136.115.000.000 X + Quỹ ĐTPT 90.080.000.000 X 675.600.000 0 + Quỹ nhà ở 25.000.000.000 X 187.500.000 0 + Quỹ đất 21.030.000.000 X Không trích lập 0 Năm 2011 195.256.000.000 1.464.420.000.00 0 160.606.000.000 X 34.650.000.000 X 1.732.500.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010 và năm 2011 của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng).

2.6 Đánh giá chất lượng tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng

2.6.1 Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của UBND tỉnh, Hội đồng quản lý, chi bộ, chính quyền, sự quan tâm giúp đỡ của các ban, ngành cùng sự đồng thuận, đoàn kết, năng động, nỗ lực hết mình của từng CBVC thời gian qua Quỹ đầu tư và Phát triển tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao, đời sống vật chất và tinh thần của CBVC ngày càng được nâng lên; các nghĩa vụ với ngân sách luôn được thực hiện có hiệu quả cao, hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong đơn vị ngày càng được củng cố và phát triển.

Điều kiện làm việc được cải thiện, đảm bảo đáp ứng đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Được sự giúp đỡ của các ngành ở Trung ương thông qua các đợt tập huấn nghiệp vụ đã giúp cho Quỹ hoàn thiện trong quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn và đã tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, từ đó củng cố thêm năng lực, địa vị của Quỹ trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng bên ngoài trong thời gian tới.

Sau gần 4 năm từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đã không ngừng củng cố và đang dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Trong các hoạt động phải nói đến chính là hoạt động cho vay tín dụng, dư nợ tín dụng hàng năm đều tăng ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước và chất lượng tín dụng ổn định, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có tài sản thế chấp với giá trị đảm bảo an toàn.

Hiện nay, số lượng khách hàng vay vốn tại đơn vị không ngừng tăng qua các năm, đây chính là đích đến của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng trong

môi trường kinh doanh gay gắt giữa đơn vị và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Nợ gia hạn có tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn đảm bảo an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Như vậy, có thể thấy chất lượng tín dụng của khách hàng vay vốn tại đơn vị đang được nâng dần lên và công tác kiểm tra, giám sát tín dụng của Quỹ Đầu tư Lâm Đồng trong thời gian qua đã dần hoàn thiện. Chất lượng tín dụng được nâng lên chính là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể CBVC tại đơn vị, nhất là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc đơn vị.

Ngoài ra, trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị cũng đã có những liên kết chặt chẽ với các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt thông qua việc tặng quà khách hàng thân thiết hàng năm, với những khách hàng này Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những nhân tố tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị. Bên cạnh đó, trong quá trình cho vay Quỹ Đầu tư Lâm Đồng cũng đã hạn chế dần đối với những khách hàng có tình hình tài chính khó khăn và sản phẩm sản xuất, tiêu thụ không có tính cạnh tranh trên thị trường.

Một điều đáng nói là quy trình tín dụng được thực hiện một cách chặt chẽ, công tác thẩm định tiến hành thận trọng, bên cạnh đó là công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng hết sức chặt chẽ từ khâu cho vay đến khâu giải ngân vốn vay và sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không.

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế * Hạn chế

Đến thời điểm này, khi mà nền kinh tế đang còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chung thì việc mở rộng đối tượng cho vay hay giải ngân nguồn vốn kịp thời đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng là

rất khó khăn. Vì vậy, trong tình hình kinh tế này, đòi hỏi việc thẩm định hồ sơ cho vay phải rất kỹ và thận trọng do hiệu quả của dự án có tính khả thi không cao, thậm chí có một số khách hàng vay vốn để trả nợ cho các khoản vay khác hoặc với mục đích đáo nợ. Vì thế, nếu để chạy theo chỉ tiêu mà cho vay một cách ồ ạt sẽ dẫn đến những khoản nợ xấu trong tương lai đối với đơn vị.

Việc huy vốn trung và dài hạn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong tỉnh mới thực hiện nên đạt tỷ lệ thấp; phương án này chưa được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn chưa đồng đều, các công việc mang tính chuyên môn cao thường tập trung vào một số cán bộ, viên chức có thâm niên và kinh nghiệm do đó phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Công tác thẩm định hiện nay đa phần còn mang tính chủ quan vì phần lớn các dữ liệu thẩm định đều căn cứ vào số liệu do chủ đầu tư cung cấp.

Các báo cáo tài chính của chủ đầu tư đa phần là báo cáo chưa được kiểm toán, do đó chủ đầu tư có thể điều chỉnh (làm đẹp) báo cáo tài chính. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phân tích các chỉ số tài chính (số liệu không thực) dẫn đến quá trình phân tích, nhận định và đánh giá sẽ sai lệch.

Trong một số trường hợp, việc góp vốn của các doanh nghiệp không đảm bảo, các dự án hầu như đều kê khai tăng tổng mức đầu tư dự án. Từ đó, khi triển khi thực hiện dự án chủ đầu tư không cần góp vốn mà chỉ cần sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng. Vấn đề này là yếu tố quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp khi mà lãi suất vay vốn tăng, khả năng kinh doanh hạn chế, lúc này khả năng trả nợ lãi vay và nợ gốc của khách hàng sẽ gặp khó khăn.

Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng chủ yếu thực hiện cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất ....và các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án này chủ yếu được

đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay, khi mà Chính phủ đã có Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; theo đó từ năm 2012 các dự án đầu tư xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các dự án cấp bách của địa phương, hiện nay công tác đầu tư xây dựng cơ bản rất được chú trọng vì đây chính là vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án mang tính cấp thiết đều được vay từ Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng, vì vậy nếu việc bố trí vốn với thời gian kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ gốc của Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng nói riêng và cả một nền kinh tế của đất nước nói chung. Vì thế, để có thể kích thích tổng cầu của nền kinh tế thì chi tiêu ngân sách của Chính phủ trong thời gian tới cần phải ưu tiên những công trình dở dang có hiệu quả để bơm vốn, có như vậy mới kích thích tổng cầu của nền kinh tế.

* Nguyên nhân của hạn chế

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn chính là những nhân tố gây ra sự biến động tốt hoặc xấu của chỉ tiêu đánh giá chất

lượng. Nhân tố phía Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng bao gồm:

* Thẩm định dự án

Thẩm định dự án đầu tư là việc Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Mục đích của việc thẩm định dự án là nhằm giúp Quỹ Đầu tư phát triển Lâm Đồng có các kết luận chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những khả năng rủi ro có thể xảy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chối đầu tư, xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu

nợ hợp lý phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.

Trong hoạt động cho vay của Quỹ, công tác thẩm định hết sức quan trọng và nó chính là yếu tố đầu vào trong suốt quá trình hoạt động, nếu không có dự án vay vốn được thẩm định thì sẽ không thể giải ngân cho dự án. Hiện nay, đối tượng vay vốn cũng hạn chế, đa phần là các đơn vị sự nghiệp có thu (đơn vị được giao làm chủ đầu tư). Đây là các dự án đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội cho nhân dân tại khu vực có dự án nhưng khó thể hiện bằng số liệu cụ thể vì kông thể cân đo đong đếm được các lợi ích do dự án mang lại, và các dự án này đa phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, do đó trong quá trình thẩm định khó dự báo chính xác về thời gian tài trợ vốn cho dự án để đưa ra thời gian vay phù hợp

Đối với đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ, cần đòi hỏi công tác thẩm định phải hết sức chú trọng vì nó ảnh hưởng đến việc trả nợ sau này của khách hàng. Cũng phải nói rằng, không phải bất cứ dự án nào thẩm định là sẽ cho vay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính hiệu quả của dự án, khả năng tài

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại Quỹ đầu tư phát triển Lâm Đồng (Trang 54)