16. Lợi nhuận sau thuế (16=14-15) 14,64 24,39 9,75 66,
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là rất quan trọng đối với Công ty, sau đây là một số hướng có thể vận dụng :
* Biện pháp chọn hướng đầu tư cho tài sản cố định.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và tiến bộ kỹ thuật rất nhanh, việc đầu tư cho TSCĐ phải được tính toán thận trọng để quyết định đầu tư. Những yếu tố cần xem xét là:
- Lựa chọn công nghệ : thông thường chọn công nghệ tiên tiến “đi tắt đón đầu” sẽ có hiệu quả lâu dài, nhưng nhu cầu về vốn đầu tư lại lớn. Vì vậy phải tính tới khả năng nguồn vốn.
- Lựa chọn nguồn vốn đầu tư và phương thức đầu tư : Nguồn vốn có thể là vốn chủ sở hữu hoặc vốn đi vay. Nhưng mỗi loại nguồn đều có mặt lợi và mặt hạn chế. Trong trường hợp thiếu vốn mà nhu cầu về TSCĐ là cần thiết thì có thể đi thuê vận hành, thuê tài chính hoặc vay dài hạn, nhưng phải cân nhắc về chi phí sử dụng vốn hiện tại và tương lai.
- Lựa chọn cơ cấu TSCĐ : một cơ cấu TSCĐ hợp lý được tính kỹ ngay từ đầu để khỏi phải giải quyết mâu thuẫn trong tương lai là bài toán khó. Doanh nghiệp cần phải suy xét để ưu tiên đầu tư công nghệ cho kinh doanh, tối thiểu hóa những TSCĐ ít sinh lời.
* Biện pháp huy động tối đa năng lực VCĐ cho kinh doanh.
Để tránh tình trạng lãng phí VCĐ, doanh nghiệp cần tìm các biện pháp đưa TSCĐ vào kinh doanh với công suất tối đa, cụ thể là:
- Tận dụng công suất của máy móc thiết bị, nhà xưởng, phòng ốc kinh doanh, phương tiện vận tải, ... bằng cách tìm đủ việc làm, nguyên liệu, nhiên liệu, khách hàng… cho TSCĐ hoạt động.
- Thanh lý kịp thời những TSCĐ dư thừa hoặc không còn sử dụng được để thu hồi VCĐ dùng cho việc đầu tư mới những TSCĐ cần thiết hơn.
- Kiểm kê thường xuyên , kiểm kê định kỳ để phát hiện những TSCĐ chưa sử dụng hoặc sử dụng quá ít nhằm khai thác tốt hơn những tài sản này. Trường hợp chưa sử dụng hết công suất được có thể tạm thời cho thuê các TSCĐ.
* Biện pháp bảo toàn vốn cố đinh.
Các biện pháp bảo toàn tuy không phát triển được VCĐ nhưng lại có tác dụng không làm giảm tuyệt đối hoặc tương đối VCĐ. Các biện pháp chủ yếu là : - Khấu hao đầy đủ, kịp thời hoặc nếu có điều kiện thì khấu hao nhanh để tránh viêc giảm tương đối VCĐ do sự hao mòn vô hình gây ra.
- Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ để duy trì năng lực hoạt động hoặc khôi phục TSCĐ do bị hư hỏng.
- Mua bảo hiểm tài sản để đề phòng biến cố đột xuất nếu xảy ra thì có nguồn tái đầu tư.
- Trong trường hợp được phép đánh giá lại tài sản, nhất là khi có lạm phát cao thì cần điều chỉnh lại nguyên giá tài sản để tính khấu hao đầy đủ
* Các biện pháp cụ thể khác:
- Công ty có thể huy động nguồn vốn vay của công nhân, vì đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng, công ty vay vốn công nhân viên có nhiều lợi ích:
+ Gắn lợi ích công nhân viên với công ty
+ Không phải chịu trách nhiệm ràng buộc với chủ nợ như ngân hàng + Không cần phải thế chấp
Tuy nhiên cũng trả lợi tức cao hơn ngân hàng chính là để khuyến khích công nhân viên cho vay mà không phải gửi tiết kiệm. nếu tất cả nguồn vốn trên chưa đủ lập dự án có căn cứ, có tính toán hiệu quả để vay ngân hàng dài hạn. Công ty hiện chưa vay dài hạn, một nguồn vốn quan trọng chưa được chú ý đến.
- Công ty nên mua bảo hiểm cho TSCĐ. Các doanh nghiệp hiện nay không mua bảo hiểm cho TSCĐ vì lý do: Chi phí mua bảo hiểm cho TSCĐ là rất lớn, còn thiếu chưa thể đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy các doanh nghiệp thường không chọn phương án mua bảo hiểm để bảo toàn giá trị cố định.
Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm cho một số TSCĐ trọng yếu, có xác suất gặp rủi ro cao như : Phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý,… Như vậy công ty vừa tiết kiệm được chi phí vừa bảo toàn được năng lực sản xuất. Ngoài ra công ty nên lập quỹ dự trữ tài chính cho riêng mình để bù đắp vốn khi gặp rủi ro.