Dưới chân chúng ta là mùa gì?

Một phần của tài liệu Câu hỏi khoa học vui (Trang 31)

Khi trên mặt đất là mùa hạ thì dưới sâu, chẳng hạn cách mặt đất 3 mét, là mùa gì? Bạn tưởng rằng đó cũng là mùa hạ sao? Nhầm rồi! Mùa trên mặt đất và dưới đất không hề giống nhau như nhiều người vẫn tưởng.

Đất dẫn nhiệt rất kém. Ở St. Petersburg, những ống dẫn nước ở dưới sâu 2 mét vẫn không bị đóng băng trong những ngày giá lạnh nhất. Sự thay đổi nhiệt độ trên mặt đất truyền rất chậm tới các lớp dưới sâu, và từ lớp này qua lớp khác cũng vậy. Các đo đạc ở Petersburg cho thấy, dưới sâu 3 mét, lúc nóng nhất trong năm đến chậm 76 ngày so với trên mặt đất, và lúc lạnh nhất đến chậm 108 ngày. Như thế có nghĩa là nếu ngày nóng nhất trên mặt đất là 15/7 thì dưới sâu 3 mét, mãi tới ngày 9/10 mới là nóng nhất. Nếu ngày lạnh nhất là 15/1 thì ở dưới sâu 3 mét, mãi tới tháng 5 (tức là đầu mùa hè) mới là lạnh nhất! Càng xuống các lớp đất sâu hơn, sự chậm trễ càng nhiều.

Xuống sâu lòng đất, sự thay đổi nhiệt độ chẳng những diễn ra chậm, mà còn bị yếu đi, và tới một độ sâu nào đó thì mất hẳn. Trong hầm của đài thiên văn Paris, ở độ sâu 28 mét, có một nhiệt kế đặt từ giữa thế kỷ 19, mà mãi tới ngày nay, qua 150 năm, nó vẫn không hề nhúc nhích, trước sau vẫn chỉ +11,7 độ C. Cho nên, ở dưới sâu lòng đất, không có mùa nào cả. Bao giờ cũng vẫn là một mùa.

Việc nghiên cứu sự thay đổi thời tiết của các lớp đất thực sự rất quan trọng. Nó cho chúng ta hiểu về môi trường sinh thái của ấu trùng và các động vật khác, về sự sinh trưởng của thực vật... Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, khác với các tế bào lá và thân sinh sản vào nửa năm nóng, các tế bào rễ lại sinh sản vào nửa năm lạnh, và các tổ chức mới sinh của rễ hầu như ngừng hoạt động vào mùa nóng

Một phần của tài liệu Câu hỏi khoa học vui (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w