Định danh ngƣời dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp bài toán nhận dạng vân tay với ứng dụng thẻ thông minh (Trang 52)

Về cơ bản có ba phƣơng pháp khác nhau có thể áp dụng để định danh ngƣời dùng. Nếu dùng mật khẩu, ngƣời dùng phải đƣợc kiểm tra xem có biết một bí mật nào đó hay không. Nếu ngƣời dùng biết tức là họ là chủ sở hữu của thẻ. Cách thứ hai là kiểm tra xem ngƣời dùng có sở hữu một vật đặc biệt nào đó không. Cách thứ ba là xác định một đặc điểm cụ thể, riêng biệt của ngƣời đó.

Các cách trên (căn cứ vào việc biết một bí mật hay sở hữu một vật đặc biệt nào đó) có một điểm bất lợi đáng kể, đó là ngƣời cần đƣợc định danh phải nhớ một điều gì đó hoặc phải mang theo một vật nào đó bên mình. Cách định danh thứ ba giúp giảm thiểu khả năng chuyển giao thẻ, vì nó dựa vào đặc điểm hình thể cá nhân ngƣời dung, phục vụ mục đích định danh. Tất nhiên, phần lớn trƣờng hợp áp dụng cách định danh ngƣời dùng này, về mặt kỹ thuật đều khó thực hiện, bởi các đặc điểm sinh trắc học có thể dễ dàng đo đếm nhƣ cân nặng hay chiều cao, lại không thể sử dụng đƣợc vì nhiều lý do khách quan.

Hiện nay, việc nhập một mã PIN vào nhiều loại thiết bị tự động và máy tính đã trở thành thao tác phổ biến. Sự gia tăng nhanh chóng số lƣợng PIN đƣợc dùng cho các mục đích khác nhau, khiến ngƣời bình thƣờng khó nhớ đƣợc tất cả mã PIN của mình. Thử hỏi ai có thể nhớ nổi 20 hoặc hơn 20 mã PIN khác nhau? Nếu ngƣời dùng nào cũng ghi lại số PIN trên thẻ, thì hiển nhiên không thể nâng cao tính bảo mật và danh tiếng của hệ thống, vì số trƣờng hợp giả mạo sẽ tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế trong những năm gần đây đã nảy sinh mong muốn sử dụng các phƣơng pháp định danh khác thay cho mã PIN. Với mong muốn đó, sẽ là rất lý tƣởng nếu sử dụng đƣợc các đặc điểm sinh trắc học, cho phép một ngƣời cụ thể đƣợc máy tính định danh bí mật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tích hợp bài toán nhận dạng vân tay với ứng dụng thẻ thông minh (Trang 52)