giúp cho mọi quốc gia thành viên hiểu tốt hơn về vấn đề nằm ở đâu, làm thế nào để đề cập đến vấn đề đó và Hội đồng TRIPS có thể làm được gì”. Phần cuối, các đồng tài trợ của thông điệp đã mời các quốc gia thành viên WTO “tham gia vào một cuộc thảo luận mang tính chất xây dựng về việc làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hơn các quy định về thực thi trong Hiệp định TRIPS” và “tham gia vào một cuộc thảo luận mang tính chất xây dựng về các biện pháp kèm theo để có thể tăng cường tính hiệu quả của luật pháp quốc gia và các cố gắng thực thi”. Liên quan đến các nước đang phát triên họ đã đề xuất “hợp tác với các nước tiếp nhận trợ giúp kỹ thuật và với các tổ chức quốc tế có liên quan, để điều chỉnh tốt hơn mục tiêu của trợ giúp kỹ thuật... nhằm hỗ trợ việc thi hành các quy định về thực thi”.
Một danh mục liệt kê tiêu biểu các thực tiễn tốt nhất được nêu trong tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Gleneagles năm 2005 về Giảm bớt hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc thực thi có hiệu quả hơn5
Các nước G8 đã cam kết tiến hành “các bước cụ thể tiếp theo” nhằm:
• tăng cường và nhấn mạnh việc phân tích các khuynh hướng, vấn đề và các hoạt động thực thi trong nước và quốc tế;
• đẩy mạnh và duy trì pháp luật, các quy định và/hoặc thủ tục để tăng cường việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả, nếu cần, trong các lĩnh vực như bắt giữa và ngăn chặn thông quan hàng giả hoặc hàng xâm phạm bản quyền, tiêu hủy các hàng hóa này cũng như các phương tiện sản xuất ra các hàng hóa đó, và sử dụng một cách rõ ràng, minh bạch các thủ tục tư pháp, các chính sách và các hướng dẫn liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ;
• Tăng cường phát hiện và ngăn cản phân phối và bán hàng giả thông qua Internet và đấu tranh chống nạn trộm cắp trực tuyến;
• Tăng cường sự điều phối các chiến lược chống tội phạm hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền, và đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cán bộ làm công tác thực thi, bao gồm cả việc trao đổi phân tích rủi to, trao đổi thông tin liên quan đến thực tiễn tốt, tăng cường sự hợp tác hiện có giữa các biên giới quốc tế, và giữa các chính phủ với khu vực tư nhân;
• Tăng cường nhận thức của các quan chức chính phủ và công chúng về các nguy hại đối với sức khỏe, thiệt hại về kinh tế và sự phát triển của
các nhóm tội phạm có tổ chức do hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền gây ra;
• Phối hợp chặt chẽ với các đối tác là các nước đang phát triển để tăng cường pháp luật, xây dựng và hỗ trợ tăng cường khả năng chống hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền ở quy mô quốc gia thông qua việc trao đổi thông tin về các thực tiễn tốt, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển chung của chúng ta.