Xuất phƣơng án triển khai hệ thống IPTV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng hệ thống IPTV trên cơ sở mạng thế hệ mới ( NGN ) (Trang 71)

4.2.1. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ

 Phù hợp với cấu trúc, tổ chức mạng của viễn thông hiện tại.

 Khả năng có thể nâng cấp, mở rộng, tương thích với mạng thế hệ sau.

 Đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ theo nhu cầu thị trường.

 Thời gian triển khai dịch vụ nhanh, tránh phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào các điều kiện khách quan hoặc chủ quan.

 Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khai thác, vận hành, bảo dưỡng thấp.

 Tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng viễn thông hiện tại.

 Phương án kỹ thuật - công nghệ được lựa chọn đồng thời với phương án kinh tế, sao cho công tác đầu tư có hiệu quả nhất, không lãng phí vốn, đảm bảo giá thành dịch vụ cung cấp phù hợp với thị trường.

 Tốc độ truy nhập phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng của khách hàng và phải có độ dự phòng (dự trữ) lưu lượng thích hợp đáp ứng với những đột biến gia tăng nhu cầu, phát triển thêm, v.v...

 Bảo đảm tính tổng thể, tính thống nhất, tính mở rộng, tính kinh tế và kế hoạch phát triển hợp lý.

4.2.1.1. Tính tổng thể của hệ thống

 Cấu hình linh hoạt, đầy đủ cho các tính năng kỹ thuật cần thiết.

 Đảm bảo tính hiện đại của toàn hệ thống (không bị lạc hậu).

 Phù hợp với quy mô đầu tư của dự án.

 Đảm bảo về tốc độ xử lý, truy nhập, .v.v...

4.2.1.2. Tính nhất quán của hệ thống

 Thống nhất về cơ sở hạ tầng mạng.

 Thống nhất về dữ liệu gốc, nguồn tài nguyên.

 Thống nhất về vận hành, khai thác và quản lý.

 Thống nhất về các chương trình phần mềm, xử lý, điều khiển.

4.2.1.3. Tính mở của hệ thống

 Hệ thống có thể tiếp tục phát triển, nâng cấp về mặt cấu trúc cũng như kỹ thuật khi có nhu cầu tăng cao.

 Có khả năng mở rộng về quy mô, thích ứng khi kết nối với các mạng khác trong nước và quốc tế.

4.2.1.4. Tính kinh tế của hệ thống

 Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, hiện đại, nhưng không lãng phí khi sử dụng các thiết bị trong khi nhu cầu, trình độ chưa cho phép sử dụng hết các tính năng.

 Đảm bảo lượng vốn đầu tư không lớn, nhưng vẫn xây dựng được một mạng hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhu cầu.

4.2.1.5. Kế hoạch phát triển hợp lý

 Để hoàn thiện toàn bộ mạng là một quá trình phát triển dần dần, không thể triển khai đầu tư ồ ạt, mà cần phải tập trung hoàn thiện ở những khâu trọng điểm, những nơi thực sự có nhu cầu.

 Phải đầu tư các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại.

 Có kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ thống phù hợp với các giai đoạn phát triển trong từng khu vực.

 Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ để quản lý, khai thác, bảo dưỡng hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Mô hình mạng

4.2.2.1. Hiện nay

Dịch vụ IPTV/VoD sẽ được cung cấp từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng thông qua hạ tầng mạng xDSL/NGN của VNPT. Phần mạng truy nhập của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV/VoD sẽ không đầu tư mới mà tận dụng hạ tầng mạng ADSL có sẵn tại các Bưu điện tỉnh, thành phố. Hiện tại một số Bưu điện tỉnh, thành phố đã triển khai hệ thống mạng truy nhập băng rộng xDSL và có khả năng hỗ trợ ADSL 2+. Tuy nhiên, một số thiết bị DSLAM (thế hệ cũ) không hỗ trợ Multicast cần được nâng cấp hoặc thay thế.

---

Mạng NGN của VNPT do Siemens đấu thầu có những đặc điểm chính sau: Dựa trên cấu trúc phân tán và xóa đi khoảng cách giữa mạng PSTN và mạng số liệu.

Hình 24. Mô hình kết nối mạng cung cấp dịch vụ

Hiện tại mạng NGN của VNPT đã đáp ứng được những yêu cầu [6]:

 Đã triển khai dịch vụ truy nhập băng rộng xDSL tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước và lắp đặt các bộ tập trung chuyển mạch gói thực hiện chức năng BRAS (phục vụ cho dịch vụ truy nhập 65p Internet qua xDSL).

 Tăng số lượng các bộ tập trung băng rộng, các thiết bị truy nhập NGN. Tăng số nút điều khiển và số nút chuyển mạch nhằm mở rộng vùng phục vụ của mạng NGN.

 Hoàn thiện tổ chức chuyển mạch cấp đường trục và chuyển mạch cấp vùng. Đối với chuyển mạch cấp đường trục thì lắp đặt thêm 2 tổng đài chuyển mạch lõi tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Tại Đà Nẵng lắp đặt thêm 1 trung tâm điều khiển chuyển mạch mềm.

4.2.2.2. Tương lai

Nguyên tắc tổ chức mạng đến năm 2010 sẽ dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà tổ chức theo vùng lưu lượng [6].

Phân cấp mạng: mạng viễn thông quốc gia sẽ được phân thành 2 cấp như sau:

Cấp đường trục: gồm toàn bộ các nút chuyển mạch, định tuyến, truyền dẫn đường trục trên mạng của VTN và VTI được tổ chức thành 2 plane kết nối chéo đảm bảo độ an toàn cao nhất. Không tổ chức cấp chuyển mạch quốc tế, các kết nối quốc tế sẽ do các nút đường trục đảm nhận thông qua các MG. Các kênh kết nối sẽ là các kênh trung kế tốc độ cao (tối thiểu STM-1 hay 155 Mb/s).

Cấp truy nhập: gồm toàn bộ các nút truy nhập của các khu vực trên toàn quốc. Không phân chia nút truy nhập theo địa bàn hành chính. Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng chỉ được kết nối đến nút đường trục của vùng đó mà không đựoc kết nối đến nút đường trục của vùng khác. Các kênh kết nối là các trung kế tốc độ cao (STM1 hoặc cao hơn).

Phân vùng lưu lượng: căn cứ vào kết quả dự báo nhu cầu dịch vụ và lưu lượng đến 2010, mạng viễn thông được phân thành 5 vùng lưu lượng như sau:

 Vùng 1: khu vực phía Bắc trừ Hà Nội

 Vùng 2: khu vực Hà Nội

 Vùng 3: khu vực miền Trung và Tây Nguyên

 Vùng 4: khu vực TP Hồ Chí Minh

 Vùng 5: khu vực phía Nam.

Phân vùng điều khiển: tương ứng với 5 vùng lưu lượng sẽ có 5 vùng điều khiển như sau:

 Vùng 1: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực phía bắc trừ Hà nội

 Vùng 2: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực Hà nội

 Vùng 3: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực miền trung và Tây Nguyên

 Vùng 4: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực T.p Hồ Chí Minh

 Vùng 5: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực phía nam.

Tổ chức kết nối các thiết bị điều khiển

 Tổ chức các softswitch thành 2 mặt (2 plane) điều khiển. Các softswitch của các vùng được kết nối chéo với nhau bằng các kênh báo hiệu BICC Sigtran theo chuẩn của ITU-T.

 Kết nối giữa softswitch với các nút truy nhập (MG) thông qua kênh báo hiệu Megaco/H.248 Sigtran. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kết nối softswitch với cổng báo hiệu C7 (SG) thông qua kênh báo hiệu C7IP/Sigtran.

Nhận thấy hệ thống NGN hiện tại đã có khả năng cung cấp dịch vụ IPTV dựa trên nền tảng băng thông rộng. Với khả năng hoàn chỉnh của hệ thống mạng trong tương lai đáp ứng được những yêu cầu mở rộng của dịch vụ với số lượng thuê bao lớn và các chức năng tương tác với người dùng càng tăng đề xuất triển khai hệ thống IPTV với các nội dung cơ bản được đề cập, số lượng thuê bao có thể đạt đến con số 2 triệu thuê bao.

4.2.3. Đề xuất các dịch vụ sẽ cung cấp

4.2.3.1. Các dịch vụ cơ bản

---

Cung cấp cho khách hàng những chương trình truyền hình được thu lại từ hệ thống truyền hình mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh hoặc kênh truyền hình riêng.

5. Các kênh truyền hình analog của quốc gia

6. Các kênh truyền hình được thu miễn phí từ vệ tinh 7. Các kênh truyền hình đã mã hoá từ vệ tinh

8. Các kênh truyền hình riêng của nhà cung cấp TV

2. TimeShifted TV

Tính năng tạm dừng TV, là một tính năng giúp người xem có thể tạm dừng kênh truyền hình đang phát và có thể xem tiếp sau đó. Ví dụ người xem tạm dừng khi cần nghe điện thoại, sau khi cuộc gọi kết thúc người xem có thể xem chương trình TV sẽ tiếp tục từ thời điểm trước đó hoặc xem tiếp như bình thường.

3. TV on Demand (TVoD)

Tính năng này cho phép các chương trình LiveTV được lưu lại trên server trong một khoảng thời gian nào đó. Khách hàng sau đó có thể lựa chọn để xem lại, như đối với VoD, các chương trình mà mình bỏ lỡ.

4. Video on Demand (VoD)

Đối với dịch vụ video theo yêu cầu (VoD), người xem lựa chọn các video (phim, video clip) trực tiếp từ thư viện của nhà cung cấp để xem qua trên TV của khách hàng. Thư viện đó phải có tính năng tìm kiếm, hiển thị danh sách và miêu tả các video cùng với độ hấp dẫn của video. Nhằm khuyến khích khán giả mua phim, người xem sẽ được xem qua các bản tóm tắt phim, xem trước các đoạn phim demo rồi mới quyết định có mua hay không.

4.2.3.2. Các dịch vụ mở rộng

1. Internet on TV (Web Browser)

Dịch vụ này cho phép người dùng truy cập vào những trang web trên Internet. Hệ thống hỗ trợ trình duyệt Internet và hiển thị trên màn hình TV.

2. Network PVR (nPVR) - Chức năng lưu hình trên mạng

Tính năng này cho phép người dùng có thể ghi hình lại trên hệ thống máy chủ của nhà cung cấp. Khách hàng không cần thiết phải có thiết bị Set-top-box có ổ cứng.

3. TV Messaging

Chức năng này cho phép người xem TV có thể chat trực tiếp (nên phát triển kiểu web- base) với nhau thông qua hệ thống IPTV. Ngoài chat trực tiếp với nhau, khách hàng có thể chat với các người dùng của hệ thống khác như Yahoo, MSN, các tin nhắn SMS, ..

4. Games on Demand

Dịch vụ này cung cấp những trò chơi giải trí đơn giản cho khách hàng, các trò chơi này có thể chơi trực tuyến bằng cách truyền (streaming) từ hệ thống IPTV server đến STB.

Dịch vụ này cung cấp những bài hát karaoke đến khách hàng. Bằng cách ghép nối thêm hệ thống âm thanh chuyên dụng, khách hàng có thể hát karaoke theo yêu cầu một cách dễ dàng nhất.

6. Guess và Voting

Cung cấp tính năng bình chọn trực tiếp và dịch vụ trò chơi dự đoán cho người xem qua TV.

4.2.4. Các bước triển khai dự kiến

Kế hoạch triển khai sẽ theo nhiều bước, ban đầu để xây dựng hệ thống thuận lợi, giảm thiểu chi phí sẽ triển khai ở một số thành phố lớn trước. Pha ban đầu đề xuất triển khai tại 5 tỉnh gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng.

Phần nội dung cho IPTV: dự kiến phát 20 kênh truyền hình IPTV tại các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương. Tín hiệu truyền hình được phát tại Hà Nội sau đó phát (broadcast) đến các tỉnh trên. Hệ thống bao gồm 01 kênh để backup. Hệ thống triển khai trên nền chuẩn MPEG-4 H.264, đòi hỏi băng thông thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.1. Ban đầu (tập trung)

Trong mô hình tập trung là mô hình mà toàn bộ hệ thống Headend, Middleware, TVBroadcast và các thành phần khác được đặt tập trung tại Headend. Đây là mô hình đảm bảo các yếu tố cơ bản của quá trình cung cấp nội dung hình ảnh

Với mô hình này toàn bộ nội dung hình ảnh được đặt tại duy nhất một hệ thống. Các khu vực muốn hình ảnh theo yêu cầu đều tạo ra một tuyến truyền unicast trên mạng core (trừ khu vực kết nối trực tiếp với khu vực Headend) sử dụng một lượng băng thông lớn. Các vấn đề về QoS cũng không đáp ứng được tốt do khoảng cách tới Headend của các thuê bao và khả năng xử lí của hệ thống.

Một vấn đề nữa là khả năng bảo trì. Với duy nhất một nguồn hình ảnh đặt tại Headend, bất kì lỗi kĩ thuật nào đối với nguồn hình ảnh, sẽ làm cho toàn bộ hệ thống bị ngưng trệ, các vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để đối với mô hình phân tán.

--- Middleware Hệ thống phân phối nội dung VoD servers Mạng truy nhập Quản lý mạng & Tính cước Thuê bao STB Thuê bao STB Nguồn tín hiệu (số, analog) Headend Encoder DRM IP multicast stream IP multicast/unicast stream

Hình 25. Mô hình triển khai hệ thống IPTV

Với dự định ban đầu cung cấp cho khoảng 50.000 thuê bao. Với dự định này thì số lượng BRAS là khoảng 17. DSLAM khoảng 170. DSLAM phải hỗ trợ Multicast, IGMP, đề nghị nâng cấp dùng IP DSLAM.Hệ thống sử dụng các bộ mã hóa H.264/MPEG-4 Part 10 (với giả thiết băng thông cho mỗi luồng video là 2 Mbps). Trong giai đoạn này, hệ thống có khả năng cung cấp các dịch vụ: Live TV, VoD, TSTV, nVoD. Số lượng Video Streams đồng thời với băng thông 2-3Mbit/s lên đến 1000 và khoảng 2000 giờ lưu trữ phim cho mỗi thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh ,Bình Dương, Hải Phòng). Với dịch vụ VoD, hệ thống phải có khả năng hỗ trợ tối thiểu 1.000 thuê bao đồng thời.

Hệ thống phân phối nội dung sẽ bao gồm:

 Nút trung tâm: Tại Hà Nội, phục vụ cho các thuê bao tại hà Nội và Hải Phòng.

 Nút mạng Đà Nẵng: Phục cho các thuê bao tại Đà Nẵng.

 Nút mạng thành phố Hồ Chí Minh: Phục vụ cho các thuê bao tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Bình Dương.

Phương án kĩ thuật tổ chức mạng tại các vùng phân tán.

 Tại Hà Nội sẽ lắp đặt các hệ thống: Hệ thống VoD Headend; hệ thống và phần mềm Broadcast TV Headend; hệ thống DRM; hệ thống Middleware.

 Phương án kỹ thuật tổ chức mạng tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh: Mỗi thành phố có một hệ thống VoD Headend kết nối với B-RAS/MSS của thành phố đó, cung cấp dịch vụ VoD cho các thuê bao trong khu vực.

4.2.4.2. Bước hoàn thiện (phân tán hoàn toàn)

Trong mô hình phân tán các thành phần cho các hình ảnh quảng bá, bộ phận Midlleware trung tâm, hệ thống tính cước đều được đặt tại Headend, trong khi các luồng hình ảnh theo yêu cầu lại được cung cấp tới các thuê bao bởi những VoD được

đặt gần với mạng truy nhập. VoD trung tâm đặt tại Headend sẽ giữ toàn bộ bản sao của nội dung, trong khi các VoD cục bộ chỉ giữ các nội dung hay được yêu cầu tại khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp ứng dụng hệ thống IPTV trên cơ sở mạng thế hệ mới ( NGN ) (Trang 71)