- Hình thức kế toán.
4.3.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vấn đề đặt ra khi cuối tháng trong kho phân xưởng sản xuất dây điện vẫn còn tồn NVL chưa đem vào sản xuất. Như vậy số phản ánh trên TK 621 là chưa đúng thực tế chi phí NVLTT trong tháng đó, mà đã đánh giá cao hơn so với thực tế. Nguyên nhân do đặc điểm quản lý NVL của công ty. Công ty có bố trí kho NVL chung cho cả công ty. Khi mua NVL dùng cho phân xưởng sản xuất dây điện, NVL trước hết không đưa thẳng xuống phân xưởng mà sẽ nhập kho công ty, căn cứ vào định mức NVL và kế hoạch sản xuất từng sản phẩm trong tháng mà cán bộ phân xưởng viết phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng sản xuất kinh doanh.Số lượng NVL mà phân xưởng sử dụng trong tháng phụ thuộc vào tình hình sản xuất cụ thể. Tuy nhiên giá trị NVL xuất kho đã được đưa hết vào CPSX trong tháng đó. Từ số liệu trên chứng từ xuất kho để ghi bảng kê số 4 và ghi NKCT số 7. Cuối tháng không có sự điều chỉnh với tình hình sử dụng NVL thực tế.
Theo ý kiến của cá nhân em, trên “Bảng theo dõi Nhập – Xuất vật tư, phế liệu” nên thêm một cột là “Xuất sử dụng thực tế”. Cụ thể:
BẢNG THEO DÕI NHẬP – XUẤT VẬT TƯ, PHẾ LIỆU STT
Tên vật
tư
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ
Xuất sử dụng thực tế Tồn cuối kỳ SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL TT SL ĐG TT … … … … Tổn g
Theo Bảng theo dõi Nhập – Xuất vật tư, phế liệu” đã thêm cột “Xuất sử dụng thực tế” thì chi phí NVL phát sinh trong tháng chính là giá trị NVL thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm tại phân xưởng , không phải là giá trị NVL xuất trong kỳ từ kho công ty theo phiếu xuất kho.
NVL xuất kho nếu chưa đưa vào sử dụng thì ghi giảm khỏi chi phí NVLTT, đối ứng với ghi tăng NVL tồn kho.
Khoản chênh lệch giữa giá trị NVLTT đã hạch toán được định khoản: Nợ Tk 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”
Có TK 621 –“ Chi phí nhân công trực tiếp”