CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5 (Trang 25)

TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

3 Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

3.2 Định hướng cải thiện điều kiện lao động của công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động với một số hướng chính như sau :

- Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao động và môi trường lao động cho người lao động.

- Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong phạm vi hẹp.

- Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình thức mà đi sâu về chất lượng.

- Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu tố độc hại đến người lao động.

- Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện nguy cơ gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải có biện pháp, chế tài

cụ thể để tạo ý thức tự giác và nghiêm túc trong chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ đó tăng nâng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất cao.

- Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật. 3.3 Biện pháp công nghệ

3.3.1 Biện pháp giảm thiểu bụi, hơi khí độc tại nhà máy

- Tại khu vực cuốn sợi, đánh sợi của Công ty có thể cơ khí hóa quá trình sản xuất để làm cho người lao động ít tiếp xúc với bụi và để hạn chế sự tỏa lan của bụi trong không khí cần phải bố trí khu vực này trong hệ thống kín hoạc cách ly bộ phận trộn cát làm khuôn ra một nơi riêng biệt và bố trí bộ phận đó ở cuối hướng gió.

- Phải thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc cũng để làm giảm hàm lượng bụi trong môi trường sản xuất.

- Người lao động làm việc ở những nơi nhiều bụi, hơi khí độc cần được trang bị quần áo phòng hộ, mũ, kính, khẩu trang,… để chống bụi, hơi khí độc và phải thường xuyên sử dụng các phương tiện đó để tránh được bụi cũng như hơi khí độc

- Thường xuyên kiểm tra hàm lượng bụi,hơi khí độc hại thoát ra hàng tuần, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải thiện thiết bị để làm giảm hàm lượng xuống ở mức bình thường.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tiếp xúc với bụi, hơi khí độc. Không bố trí những người có sức khỏe yếu hoặc các bệnh về gan, thận, thần kinh,… làm việc ở nơi có nhiều bụi, hơi khí độc.

- Bố trí máy hút bụi, hệ thống làm mát, thu gom phế liệu ít nhất 2 lần trong ngày. Những loại máy cơ cũ kỹ lạc hậu gây ô nhiễm cần được thay bằng máy hiện đại hơn, hệ thống sản xuất mới có thể hạn chế cơ bản bụi, tiếng ồn và lượng nhiệt phát sinh từ các máy móc cũ.

- Trồng cây xanh là một yếu tố thẩm mỹ công nghiệp. Nhất là đối với Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5 – Nơi mà có rất nhiều khí thải và bụi phát sinh từ nhà máy . Trồng cây xanh có những tác dụng như sau:

+ Trước hết nó giữ vai trò làm chức năng vệ sinh môi trường sản xuất. Các cây xanh trong khu vực sản xuất sẽ góp phần tạo ra không khí trong sạch, làm giảm bụi, giảm tiếng ồn.

+ Về mặt tâm lý nó tạo nên trạng thái cảm xúc lành mạnh cho công nhân sau giờ lao động mệt mỏi.

+ Về mặt kiến trúc: Nó góp phần tạo ra những cảnh quan đẹp trong môi trường sản xuất

3.3.2 Cải thiện tiếng ồn trong nhà máy

- Trang bị đầy đủ nút bịt tai cho công nhân làm việc ở các khu vực có mức áp âm cao để giảm ảnh hưởng không tốt của tiếng ồn đến thính giác của người lao động

- Thường xuyên bảo dưỡng các máy đã cũ nhưng vẫn dùng được, thanh lý các máy đã cũ và gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến công nhân

- Mạnh dạn đầu tư mua mới các máy móc thiết bị mới hiện đại của nước ngoài nhằm cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động

- Giảm giờ làm hoặc có chế độ ưu đãi riêng cho những công nhân thường xuyên phải làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn, bố trí xen kẽ thay ca các công việc để người lao động có thời gian nghỉ hợp lý như làm 1 giờ thay ca 1 lần

- Khi phát hiện người lao động có dấu hiệu điếc nghề nghiệp phải bố trí để người đó ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt

3.3.3 Cải thiện hệ thống chiếu sáng

- Củng cố, kiện toàn lại các tổ cơ điện với các đơn vị quản lý, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, kiểm soát tốt việc sử dụng năng lượng toàn công ty; hệ thống điện trong các xưởng sản xuất được thay thế từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn compact, kế hoạch sản xuất được bố trí hợp lý hơn: giảm bớt việc làm tăng giờ, hạn chế các thiết bị tiêu thụ điện lớn giờ cao điểm… kể cả hệ thống quạt gió điều hòa không khí cũng chuyển từ nhiên liệu đốt lò sang vật liệu có sẵn khác

- Hệ thống cửa sổ, hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo dưỡng ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo đủ độ sáng trong không gian làm việc.

- Tận dụng cả 2 nguồn sáng là nguồn sáng nhân tạo và nguồn sáng tự nhiên một cách linh hoạt để độ chiếu sáng trong nhà máy luôn đạt tiêu chuẩn và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân

3.3.4 Bố trí, sắp xếp nơi làm việc

Nơi làm việc là nơi mà người lao động hầu như phải tiếp xúc trong cả một ngày làm việc, vì vậy bố trí nơi làm việc một cách hiệu quả cũng là một trong những biện pháp cải thiện điều kiện lao động

- Bố trí cho người lao động một không gian làm việc hợp lý, khoa học để người lao động có thể thao tác một cách dễ dàng, thuận tiện

- Lắp thêm các giá đỡ để nguyên vật liệu và thành phẩm

- Tạo cho người lao động có tư thế làm việc đúng, thuận lợi để người lao động không thấy mỏi, đau lưng cũng như có thể làm việc trong thời gian dài

- Sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ một cách hợp lý để thuận lợi trong việc thao tác cũng như sửa chữa đối với người lao động làm công việc sửa chữa máy

- Bài trí nơi làm việc hợp lý, đẹp mắt, màu sắc phản chiếu ánh sáng gây cảm giác dễ chịu cho một ngày làm việc

- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc giúp người lao động có thể nhận biết mối nguy hiểm dễ dàng

Ví dụ : màu có khả năng phản chiếu ánh sáng nhiều nhất là màu trắng ; màu xanh

lá cây, màu xanh da trời gợi cảm giác mát mẻ, rộng rãi;màu của các dụng cụ thường là màu thẫm để đễ phân biệt.

3.3.5 Phân công hiệp tác lao động

- Đặc điểm phân công lao động trong công ty là dạng phân công cá biệt, chia nhỏ các công việc để giao cho từng phòng ban nhằm bảo đảm sự đồng bộ, nhịp nhàng của quá trình họat động trong công ty. Xuất phát từ đặc điểm này khi tổ chức lao động khoa học người ta phân công lao động thư viện theo các hình thức: phân công theo chức năng (đối với khối văn phòng)và phân công theo quy trình công nghệ (đối với các phân xưởng sản xuất trực tiếp)

+ Phân công theo chức năng cán bộ chia thành hai lọai: viên chức

lãnh đạo quản lí (giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng); viên chức thực hành( là những người chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn một khâu nào đó trong họat động của từng phòng) + Phân công theo qui trình công nghệ: Việc cải tiến phân công lao

động sẽ nâng cao kĩ năng, kĩ xảo của người lao động trong công ty và tạo điều kiện để trang bị các thiết bị chuyên dùng cho một khâu lao động, có tác dụng to lớn tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất lao động.

- Sự phân công lao động hợp lí phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Bảo đảm sự phù hợp giữa các công việc phân công và người được phân công

+ Bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng phòng ban cụ thể, căn cứ vào đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng.

Để đạt được những yêu cầu trên, khi phân công lao động người làm công tác

quản lí thường sử dụng các biện pháp sau:

+ Tuyển chọn cán bộ trên cơ sở nắm đượcyêu cầu cụ thể của công việc + Đánh giá khả năng, trình độ của cán bộ

+ Điều tra mối quan hệ xã hội

+ Xây dựng không khí đoàn kết và hợp tác lao động + Đối xử công bằng

- Hợp tác lao động: là sự phối hợp các dạng lao động đã chia nhỏ do sự phân công,

bao gồm các hình thức: hợp tác giữa các bộ phận trong phòng, sự hợp tác giữa các tổ trong phòng và hợp tác giữa các cá nhân.

3.3.6 Cải tiến định mức lao động

Định mức lao động khoa học sẽ giúp người cán bộ quản lí thời gian cần thiết để hòan thành một chu trình, một quá trình, một công việc nào đó. Trên cơ sở định mức người cán bộ lập kế họach sát với thực tế, giữ gìn được kỉ luật lao động, và đánh giá trình độ chuyên môn và khả năng nhân viên.Từ đó có thể cải thiện được điều kiện lao động

* Xây dựngchế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý

- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là trật tư luân phiên và độ dài thời gian của các giai đạn làm việc và nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao động.( giáo trình tổ chức lao động khoa học, trang 215).ảnh hưởng của chế độ làm việc và nghỉ ngơi đến khả năng làm việc là ở chỗ làm việc liên tục càng dài và thời gian nghỉ càng ít thì mức độ mệt mỏi, mức độ giảm khả năng làm việc càng lớn.

- Khả năng làm việc của người lao động có 3 thời kỳ: thời kỳ tăng khả năng làm việc, thời kỳ ổn định khả năng làm việc và thưòi kỳ giảm khả năng làm việc. Tất cả các yếu tố của điều kiện lao động đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong đó chế độ làm việc nghỉ ngơi đống vai trò quan trọng. Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong Công ty bao gồm:

• Chế độ làm việc và nghi ngơi trong ca

• Chế độ làm việc và nghỉ ngơ trong tuần

• Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm

Các chế độ làm việc nghỉ ngơi trên tuỳ thuộc vào từng Công ty sắp xếp sao cho phù hợp nhất

3.4 Biện pháp giáo dục

3.4.1 Huấn luyện về an toàn lao động

- Huấn luyện công nhân dưới xưởng các biện pháp an toàn lao động, bảo hộ lao động. Tập huấn băng bó cứu thương cho người lao động để có thế ứng biến nhanh khi có tai nạn lao động xảy ra

- Đào tạo và bắt buộc công nhân phải ghi nhớ và thực hiện tốt các biên pháp bảo hộ lao động và an toàn lao động

- Dán nội quy lao động trong phân xưởng . Nội quy phải rất rõ ràng và chi tiết từng khu vực trong phân xưởng dán và ở máy móc thiết bị ngay tại nơi làm việc giúp cho công nhân có thể dễ dàng đọc nội quy để tránh bị vi phạm

- Trang bị cho công nhân các kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tình huống bất ngờ không may xảy đến

- Thiết kế pa nô, áp phích, tranh tuyên truyền về an toàn lao động. Phát cho người lao động báo, tạp chí liên quan đến an toàn lao động

3.4.2 Huấn luyện về phòng cháy chữa cháy

- Là đơn vị có nguy cơ cháy nổ cao nên công tác phòng cháy chữa cháy ở đây cũng cần được thực hiện rất bài bản. Vì thế các phương tiện PCCC phải được trang bị đầy đủ, được bố trí ở những địa điểm hợp lý, tại các kho, phân xưởng phải có nội quy, tiêu lệnh chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và máy móc tránh các thiệt hại không đáng có

- Đào tạo cán bộ công nhân viên cũng như công nhân dưới xưởng các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ và cách ứng phó khi xảy ra cháy nổ

- Tổ chức các lớp về an toàn phòng chống cháy nổ. Cần phải tạo cho công nhân coi việc học an toàn phòng chống cháy nổ như là 1 nghiã vụ mà họ không hiểu rằng điều đó chỉ có lợi cho họ

3.5 Biện pháp sức khỏe, vệ sinh

- Khám sức khỏe thường xuyên cho người lao động, công nhân dưới xưởng cần được khám sức khỏe định kỳ, khám cho người lao động khi bắt đầu tuyển dụng

- Người lao động cần phải tự giác khai báo bệnh của mình cho ngưởi sử dụng lao động để có những biện pháp khám sức khỏe, chữa bệnh và bồi dưỡng

- Phục hồi chức năng lao động cho những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Vệ sinh nơi làm việc hàng ngày để đảm bảo nơi làm việc luôn sạch sẽ và ở trong điều

kiện tốt nhất

- Trang bị cho người lao động các trang thiết bị bảo hộ sạch sẽ, khử trùng, không dùng chung đồ dùng cá nhân của nhau như khăn mặt, bàn chải đánh răng để tránh lây bệnh truyền nhiễm

- Vệ sinh khu nhà ăn và khu vệ sinh, tránh bụi bẩn, vi trùng xâm nhập gây ra ngộ độc thức ăn hay mùi từ khu vệ sinh gây khó thở làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công nhân

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh việc làm, đời sống của người lao động hết sức bấp bênh khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái thì việc Công ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội vẫn đảm bảo tốt việc làm thường xuyên và chế độ đãi ngộ cho người lao động là một thành công lớn. Việc không ngừng đổi mới và vươn lên, tạo niềm tin vững chắc cho người lao động là bí quyết và phương châm hành động của Ban lãnh đạo chính quyền cũng như Công đoàn Công ty giúp công ty vẫn đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà vẫn tạo điều kiện tốt cho người lao động

Điều kiện lao động là điều kiện tiên quyết quyết định đến năng suất lao động cũng như sản lượng của công ty, giúp cho công ty luôn phát triển trong nền kinh tết thị trường. Đồng thời điều kiện lao động cũng là thước đo đánh giá sự phát triển của công ty cũng như sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến đời sống và điều kiện làm việc của người lao động.

Chính vì vậy mà tác giả muốn qua đề tài này để nói lên được tầm quan trọng của điều kiện lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động, bởi nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của công ty, công ty dù có phát triển nhưng điều kiện làm việc không đạt yêu cầu thì vẫn chưa thể làm hài lòng người lao động và người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH một thành viên dệt 19.5 (Trang 25)