Kết quả phân tích hiệu dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình (Trang 33)

2.2.2.1. Phân tích biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2012-2013

Bảng 2.3: Phân tích biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh năm 2012-2013

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TL (%)TT

Vốn lưu động 37.711.240.568 93,67 46.158.166.119 93,79 8.446.925.551 22,39 0,12 Vốn cố định 2.546.904.672 6,33 3.052.090.730 6,21 505.186.058 19,84 -0,12 Tổng vốn kinh doanh 40.258.145.240 100 49.210.256.848 100 8.952.111.609 22,24 0

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng 8.952.111.609 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,24%. Trong đó:

- Vốn lưu động tăng 8.446.925.551 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,39%. - Vốn cố định tăng 505.186.058 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 19,84% .

Như vậy, tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 là do cả vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp tăng lên. Vốn lưu động tăng lên là do năm 2013 Yamaha Việt Nam đã liên tục ra cho ra các mẫu xe mới. Vì vậy, để đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Xuân Bình đã liên tục nhập thêm các mẫu xe mới, đa dạng hóa sản phẩm để hu hút khách hàng đến với doanh nghiệp mình. Sở dĩ vốn cố định tăng lên là do năm 2013 doanh nghiệp đã mua thêm một số thiết bị phục vụ cho việc sữa chữa bão dưỡng xe máy, đồng thời nâng cấp nhà cửa, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Xét về mặt tỷ trọng:

- Vốn lưu động năm 2013 chiếm tỷ trọng 93,79%, tăng 0,12% so với năm 2012 - Vốn cố định năm 2013 chiếm tỷ trọng 6,21%, giảm 0,12% so với năm 2012

Như vậy sau một năm hoạt động quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự tăng lên. Trong 2 năm 2012 và 2013 vốn lưu động đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn kinh doanh và đang có xu hướng tăng lên. Cơ cấu này là khá hợp lý với đặc thù của doanh nghiệp, đặc bilaf doanh nghiệp lại hoạt động kinh doanh với mặt hàng xe máy, là sản phẩm có giá trị lớn.

2.2.2.2. Phân tích biến động và cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2012-2013

Bảng 2.4: Phân tích biến động và cơ cấu vốn lưu động năm 2012-2013

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%)

1.Tiền và tương đương tiền 8.928.306.012 23,68 7.639.294.505 16,55 -1.289.011.507 -14,44 -7,13 2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 - 0,00 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 2.319.938.370 6,15 3.516.844.790 7,62 1.196.906.420 51,59 1,47 4.Hàng tồn kho 25.226.830.073 66,89 33.812.079.862 73,25 8.585.249.790 3,40 6,36 5.Tài sản ngắn hạn khác 1.236.166.114 3,28 1.189.946.962 2,58 -46.219.152 -3,74 -0,7 Tổng vốn lưu động 37.711.240.568 100 46.158.166.119 100 8.446.925.550 22,39 0

Nhận xét:

 Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2013 tăng 8.446.925.550 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,39%. Trong đó:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 1.289.011.507 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,44%. Nguyên nhân có sự biến động này là do năm 2013 doanh nghiệp liên tục bổ sung thêm các mẫu xe mới, trong khi đó lượng hàng tồn kho từ năm 2012 tương đối lớn nên vốn lưu động chủ yếu dưới dạng hàng tồn kho, dẫn đến tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Mặt khác, trong năm 2013 tình hình kinh doanh xe máy gặp nhiều khó khăn nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp giảm, hơn nữa chủ yếu lại chưa thu được tiền nên làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng 1.196.906.420 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,59%. Nguyên nhân khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng. Trong năm 2013 doanh nghiệp có thêm hình thức bán hàng trả góp trong vòng 6 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng loại xe. Hơn nữa, theo báo cáo doanh số bán hàng từng tháng của doanh nghiệp, lượng sản phẩm bán ra trong năm 2013 chủ yếu vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 (thời điểm giáp tết nguyên đán) nên kết thúc năm 2013 vẫn chưa thể thu hồi được hết nợ, dẫn đến các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên.

Hàng tồn kho năm 2013 tăng 8.585.249.790 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,4%. Nguyên nhân có sự biến động này là do mặt hàng xe máy luôn luôn thay đổi, mỗi năm các hãng đua nhau cho ra thị trường nhiều dòng xe mới khác nhau. Trong khi đó, thị trường xe máy những năm gần đây rất ảm đạm, cung quá lớn so với cầu nên để thu hút khách hàng, đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp tiếp tục nhập bổ sung thêm các mẫu xe mới, cùng với việc tiêu thu các mẫu xe cũ chậm nên lượng sản phẩm bán ra giảm, hàng tồn kho sẽ tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 giảm 46.219.152 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,74%.

Như vậy, có thể thấy quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng.

Về mặt tỷ trọng các khoản mục vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2012-2013 ta thấy:

Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng 6,36% (từ 66,89% lên 73,25%). Chiến tỷ trọng lớn thứ hai và đang có xu hướng giảm 7,13% là tiền và các khoản tương đương tiền (từ 23,68% xuống 16,55%). Tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trọng 7,62%, tăng 1,47% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và đang có xu hướng giảm từ 3,28% xuống 2,58%.

Việc tăng tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho đang có xu hướng tăng lên là không tốt làm vốn bị ứ đọng đồng thời làm chậm khả năng quay vòng vốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc tăng tỷ trọng khoản mục phải thu là không tốt, bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán. Tỷ trọng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng vốn lưu động đang có xu hướng giảm chưa hẳn đã là không tốt, điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Việc doanh nghiệp kinh doanh trên vốn của người khác sẽ giúp làm tăng khả năng quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, việc phân bổ các khoản mục trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2013 là chưa tốt. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yếu do tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Điều này làm giảm vòng quay vốn của doanh nghiệp, làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Trong năm tới, doanh nghiệp cần tăng tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho.

2.2.2.3. Phân tích biến động và cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp năm 2012-2013.

Bảng 2.5: Phân tích biến động và cơ cấu vốn cố định năm 2012-2013

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TL (%)TT

1.Các khoản phải thu dài

hạn 0 0,00 0 0,00 0 - 0,00

2.Tài sản cố định 679.485.457 26,68 1.187.609.866 38,91 508.124.409 74,78 12,23 3.Bất động sản đầu tư 0 0,00 0 0,00 0 - 0,00

4.Các khoản đàu tư tài chính

dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 - 0,00

5.Tài sản dài hạn khác 1.867.419.215 73,32 1.864.480.864 61,09 -2.938.351 -0,16 -12,23 Tổng vốn cố định 2.546.904.672 100 3.052.090.730 100 505.186.058 19,84 0

Nhận xét:

 Tổng vốn cố định của doanh nghiệp năm 2013 tăng 505.186.058 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,84%, trong đó:

Tài sản cố định năm 2013 tăng 508.124.409 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 74,78%. Có sự biến động này là do năm 2013 doanh nghiệp đã đầu tư thêm một số thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa xe máy.

Tài sản dài hạn khác năm 2013 giảm 2.938.351 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,16%. Có sự biến động này là do năm 2013 doanh nghiệp tập trung vốn để đầu tư mới tài sản cố định hữu hình, cơ sở vật chất của doanh nghiệp nên lượng vốn đầu tư cho tài sản dài hạn khác giảm.

Như vậy, vốn cố định của doanh nghiệp tăng là do tăng tài sản cố định.

Về mặt tỷ trọng các khoản mục vốn cố định của Doanh nghiệp năm 2012-2013 ta thấy:

Năm 2013 tài sản cố định chiếm tỷ trọng 38,81%, tăng 12,23% so với năm 2012. Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn cố định và đang có xu hướng giảm 12,23% so với năm 2012 ( từ 73,32% xuống 61,09%).

Việc phân bổ vốn cố định của doanh nghiệp là không hợp lý, các khoản mục vốn cố định còn hạn chế. Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng vốn cố định của doanh nghiệp, trong khi đó tài sản cố định lại chiếm tỷ trọng thấp. Hơn nữa, năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tài sản cố định, nó phản ánh năng lực hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Điều kiện cơ sở vật chất tốt sẽ giúp tăng suất lao động, lợi nhuận tăng,ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và ngược lại. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư thêm vào tài sản cố định cụ thể và hợp lý hơn.

2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh năm 2012 – 2013

ĐVT: VNĐ

Số tiền (%)TL

Tổng doanh thu thuần 203.041.437.287 195.289.509.37

5 -7.452.228.452 -3,67Lợi nhuận sau thuế 4.540.812.521 3.844.859.785 -695.952.736 -15,33 Lợi nhuận sau thuế 4.540.812.521 3.844.859.785 -695.952.736 -15,33 Tổng VKD bình quân 40.258.145.240 49.210.256.848 8.952.111.609 22,24 Hệ số doanh thu trên

tổng VKD bình quân 5,04 3,97 -1,07 -21,23

Hệ số lợi nhuận trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổng VKD bình quân 0,11 0,06 -0,05 -45,45

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình năm 2012 – 2013)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình năm 2012 – 2013 ta thấy:

Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2012. Cụ thể: Năm 2012 cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 5.04 đồng doanh thu và 0,11 đồng lợi nhuận. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 3,97 đồng doanh thu và 0,06 đồng lợi nhuận, so với năm 2012 giảm 1,07 đồng doanh thu và 0,05 đồng lợi nhuận.

Có sự biến động này là do doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2013 giảm 7.452.228.452 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,67%. Trong khi đó vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp năm 2013 lại tăng 8.952.111.609 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,24% . Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 695.952.736 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,33%. Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu, chứng tỏ trong năm qua công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp kém, chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận giảm, vì thế hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp giảm.

Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình là chưa tốt. Mặc dù doanh nghiệp đã nỗ lực huy động vốn để tăng nguồn vốn kinh doanh của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu về xe máy cho người dân. Nhưng do tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp trong thị trường xe máy trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2013 là năm thị trường xe máy ế ẩm nhất trong lịch sử. Vì vậy, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh

nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình. Hàng hóa nhập về nhiều nhưng lại không bán được dẫn đến doanh thu giảm trong khi đó chi phí điện nước, chi phí hành chính khác lại tăng lên làm cho lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm. Do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý chi phí chặt chẽ, có giải pháp đẩy mạnh doanh số tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 – 2013

ĐVT: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền TL(%)

Tổng doanh thu thuần 203.041.437.287 195.289.509.37

5 -7.452.228.452 -3,67Lợi nhuận sau thuế 4.540.812.521 3.844.859.785 -695.952.736 -15,33 Lợi nhuận sau thuế 4.540.812.521 3.844.859.785 -695.952.736 -15,33 Tổng VLĐ bình quân 37.711.240.568 46.158.166.119 8.446.925.551 22,39 Hệ số DT trên VLĐ bình quân 5,38 4,24 -1,14 -21,19 Hệ số LN trên VLĐ bình quân 0,12 0,08 -0,04 -33,33 Số vòng quay vốn lưu động 5,38 4,24 -1,14 -21,19

Số ngày chu chuyển

vốn lưu động 67 85 18 26,87

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình năm 2012 – 2013)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Xuân Bình ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm. Cụ thể:

Năm 2012 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 5,38 đồng doanh thu và 0,12 đồng lợi nhuận. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì chỉ thu được 4,24 đồng doanh thu và 0,08 đồng lợi nhuận. Mặt khác, hệ số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần. Trong một kỳ kinh doanh năm 2012, VLĐ quay được 5,38 vòng, năm 2013 chỉ quay được 4,24 vòng. Do đó, số ngày chu chuyển cũng ngày càng tăng lên: năm 2013 tăng lên 18 ngày so với năm 2012. Trong khi đó tổng vốn lưu động bỏ ra tăng, chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp không ngừng tăng lên nhưng doanh thu thuần bán hàng thu được lại giảm dần, lợi nhuận năm 2013 giảm so với năm 2012, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Có sự biến động này là do Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2013 giảm 3,67%, trong khi đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng lên nên kéo theo lợi nhuận năm 2013 giảm 15,33% so với năm 2012; trong khi đó

vốn lưu động của doanh nghiệp lại tăng 22,39% so với năm 2012 nhưng lại tăng do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng chứ không phải tăng tiền và tài sản ngắn hạn khác.

Điều này làm cho số lượng vốn bị ứ đọng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến vòng quay vốn lưu động giảm, số ngày chu chuyển tăng lên, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Xuân Bình cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để tăng hệ số quay vòng vốn lưu động, giảm số ngày chu chuyển của đồng vốn lưu động; từ đó tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng được tăng lên. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể nâng cao mức doanh thu, lợi nhuận đạt được trên 1 đồng vốn.

2.2.2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2012 – 2013

ĐVT: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh năm 2013/2012 Số tiền (%)TL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng doanh thu thuần 203.041.437.287 195.289.509.375 -7.452.228.452 -3,67

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương Mại Xuân Bình (Trang 33)