DOANH XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bột cá tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn Thái Bình (Trang 35)

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán NVL để sản xuất sản phẩm bột cá tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình

3.1.1. Những kết quả đạt được

• Các chính sách kế toán chung

Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức phù hợp với đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giúp cho ban lãnh đão Công ty nắm được những thông tin cần thiết, kịp thời để có những biện pháp trong quản lý kinh doanh. Các bộ phận kế toán trong Công ty đảm nhiệm những phần hành kế toán riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo xử lý thông tin được nhanh nhất. • Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ Công ty sử dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ theo hướng dẫn trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành.

• Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty đã sử dụng đầy đủ các tài khoản liên quan, công ty đã mở các mở các tài khoản chi tiết để phục vụ cho việc theo dõi và tập tổng hợp nguyên vật liệu. Công ty đã vận dụng hợp lý nguyên tắc hạch toán của chế độ kế toán doanh nghiệp cũng như tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành. • Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

Để quản lý và hạch toán các phần hành kế toán, phòng kế toán đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Đây là hình thức sổ có nhiều ưu điểm trong quá trình quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất hiện nay cũng như ở công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

• Tổ chức công tác kế toán NVL

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình đã đứng vững được trên thị trường trên chục năm nay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty rất nhạy bén trong công tác quản lý và đang tìm những bước đi mới cho mình.

+ Đối với công tác thu mua vật liệu: Công ty có một đội ngũ cán bộ thu mua hoạt bát, nhanh nhẹn, nắm vững được giá cả trên thị trường, tìm được nguồn mua

nguyên vật liệu và thu mua với giá cả phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Đối với công tác tổ chức kho vật tư: Các kho được tổ chức khoa học, bảo quản hợp lý theo tính năng, công dụng của từng loại vật tư. Hệ thống kho rộng rãi, thoáng, đủ ánh sáng, thuận tiện cho việc nhập, xuất và kiểm kê vật liệu.

+ Đối với khâu sử dụng vật liệu: Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức sử dụng tiết kiệm vật liệu. Nhờ đó, vật liệu xuất dùng đúng mục đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức vật liệu trước. khi có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận sử dụng làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng sản xuất kinh doanh, sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của nhu cầu sử dụng vật liệu, phòng sản xuất kinh doanh xét duyệt. Bằng cách đó vẫn có thể cung cấp vật liệu đầy đủ, kịp thời mà tránh được tình trạng hao hụt, lãng phí vật liệu.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

• Về khâu hạch toán ban đầu: Chưa lập chứng từ phản ánh nguyên vật liệu thừa sử dụng không hết sau quá trình sản xuất.

• Do công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung nên đòi hỏi các phần hành các nhân viên thống kê phải thu thập, xử lý chứng từ và định kỳ chuyển về phòng kế toán của công ty để tập hợp và hạch toán. Trên thực tế thì các chứng từ này được chuyển về phòng kế toán vào cuối tháng, khi đó các kế toán viên bắt đầu xử lý số liệu do vậy một khối lượng lớn công việc của kế toán thường dồn vào những ngày cuối tháng dẫn đến việc hạch toán thiếu chính xác.

• Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm nhưng công việc ghi chép trùng lặp về mặt số lượng, việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành định kỳ nên hạn chế tác dụng kiểm tra kịp thời. Mặt khác, tình hình nhập xuất diễn ra hàng ngày, nhu cầu của công ty về NVL ngày càng lớn vì thể sử dụng phương pháp này là không phù hợp, tốn nhiều công sức.

• Việc lập hệ thống danh điểm và sổ danh điểm NVL: Công ty hiện nay đang sử dụng một số lượng lớn NVL, đa dạng về chủng loại, quy cách, mà không lập danh điểm NVL cũng như chưa sử dụng sổ danh điểm NVL để thống nhất chung về mã vật tư, tên gọi, quy cách,… của vật tư. Do đó đã gây khó khăn cho việc theo dõi NVL, không có

sự thống nhất giữa thủ kho và kế toán vật tư trong việc ghi chép tên các loại NVL, làm cho công tác quản lý kế toán còn gặp nhiều khó khăn.

• Về hệ thống chứng từ sổ sách công ty vẫn áp dụng những chứng từ bắt buộc về hàng tồn kho như phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật tư.Tuy nhiên còn một số phiếu còn thiếu phần định khoản, ngày tháng nhập xuất( phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) dẫn đến khó lắm bắt tình hình nhập xuất tồn của vật liệu.

• Tài khoản sử dụng: do đặc thù của công ty là có nhiều chủng loại nên kế toán chi tiết đến tài khoản cấp 4 mới được rõ ràng, do đó trong quá trình hạch toán vẫn còn nhiều nhầm lẫn do hạch toán nhiều chủng loại.

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán NVL để sản xuất sản phẩm bột cá tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình

Qua quá trình thực tập tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình, song song với việc nghiên cứu về công tác kế toán NVL để sản xuất sản phẩm bột cá, cá nhân em đã có một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác kế toán NVL tại Công ty:

• Về hạch toán chi tiết NVL:

- Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập – xuất: Về việc giao nhận giữa thủ kho và kế toán: Vì NVL của Công ty phải nhập, xuất làm nhiều lần nên số lượng chứng từ về nhập, xuất NVL tương đối nhiều. Để nâng cao trách nhiệm bảo quản chứng từ nhằm có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng từ bị mất, Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ. Mẫu phiếu giao nhận chứng từ ( Phụ lục số 8)

- Lập bảng kê chứng từ nhập, bảng kê chứng từ xuất NVL: Do đặc điểm chủng loại của Công ty khá nhiều, NVL phải xuất, nhập làm nhiều lần dẫn đến khả năng sai sót cao. Có những trường hợp chứng từ vào sổ chi tiết bị bỏ sót, hoặc có trường hợp chứng từ bị thất lạc dẫn đến tình trạng cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu không trùng khớp với nhau hay giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết số liệu cũng không thống nhất, gây ra khó khăn trong việc rà soát. Kế toán NVL nên lập các bảng kê chứng từ nhập và bảng kê chứng từ xuất để nâng cao tính đối chiếu.

• Về hạch toán tổng hợp NVL

- Công tác hạch toán “Hàng đang đi đường”: Việc hạch toán hàng đang đi đường chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành, Công ty cần mở TK 151 để theo dõi. Khi nhận được hóa đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến Công ty, kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ swo “hàng đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho

như bình thường. Đến cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán căn cứ hóa đơn, hợp đồng mua hàng ghi:

Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 331

Tháng sau khi hàng về nhập kho ghi: Nợ TK 152

Có TK 151

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc trích lập dự phòng được thực hiện tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi đã tiến hành kiểm kê NVL. Để lập dự phòng thì NVL phải có những điều kiện sau:

+ NVL là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.

+ NVL thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Có chứng từ, hóa đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho.

Công thức trích lập dựu phòng giảm giá NVL: Mức lập dự phòng cho năm tới = Số NVL tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá NVL Mức giảm giá NVL = Đơn giá ghi sổ – Đơn giá thực tế trên thị trường

3.3. Điều kiện thực hiện

3.3.1. Về phía nhà nước

Hỗ trợ lãi suất, số vốn vay hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân và kéo dài thời gian hoàn các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có các chính sách thuế ưu đãi, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

Có các chính sách nhằm đơn giản các thủ tục hành chính cồng kềnh, chồng chéo không cần thiết giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Để xử lý nhanh, chính xác số liệu thì Công ty cần phải có nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thành thạo máy vi tính. Vì vậy nên có kế hoạch đào tạo chuyên môn và thường xuyên mở lớp bồi dưỡng kế toán nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán.

Trong kỳ kinh doanh tới, Công ty cần có những chính sách hợp lý trong việc huy động vốn, ngoài nguồn vốn tự có Công ty cần phải huy động những nguồn vốn từ bên ngoài để tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường mua NVL.

KẾT LUẬN

Kế toán nguyên liệu, vật liệu có vai trò quan trọng trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian học tập lý thuyết tại trường kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn Thái Bình, em nhận thấy Công ty là một tổ chức kinh doanh đầy tiềm năng phát triển mạnh mẽ để đứng vững và hoà nhập trong công tác quản lý kinh doanh của mình đặc biệt với loại hoạt động chính là sản xuất sản phẩm, cho nên công tác quản lý nguyên vật liệu, có ảnh hưỏng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu, sẽ giảm bớt chi phí tăng năng suất lao động trong công ty.

Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, giúp em hiểu sâu hơn kiến thức đã học được ở trường. Qua đó em thấy công tác kế toán đòi hỏi sự kiên trì, nhanh nhẹn trong tính toán, trung thực.

Vì thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn non kém, nên nội dung chuyên đề của em chỉ đi vào một số vấn đề cơ bản và đã nêu lên những ưu điểm, cố gắng của Công ty trong việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Do nhận thức về thực tế và sự hiểu biết còn hạn chế, Vì vậy nội dung trình bày trong chuyên đề còn nhiều thiếu xót. Em mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ Bộ môn Kế toán và các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đỗ Minh Thành và các anh, chị trong Phòng Kế toán Công ty đã cung cấp cho em số liệu và giúp em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm2014

Sinh viên Mai Huyền Trang

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bột cá tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Lam Sơn Thái Bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w