Nhà đợc thi công theo kiểu kích nâng sàn

Một phần của tài liệu Tài liệu công nghệ sử lý nền móng (Trang 53)

2. Phần xây dựng công trình trên mặt đấ t:

2.5. Nhà đợc thi công theo kiểu kích nâng sàn

Sàn nhà đợc đúc tấm nọ đè trực tiếp lên tấm kia ngay trên chính mặt bằng công trình . Lớp sàn nọ với sàn kia đợc lớp chống dính ngăn cách để dễ dàng bóc tách từng lớp sàn riêng biệt mà không bị khó khăn gì . Cột nhà đợc đúc trớc khi đúc các tấm sàn và đúc cao cho hết tầng cao của nhà luôn một mạch.

Khi các lớp sàn đã đủ tuổi phát huy hết khả năng chịu lực , nâng toàn bộ tấm sàn lên nhờ hệ thống kích lùa qua lỗ chừa sẵn tại sàn đến hết độ cao tầng . Liên kết chặt sàn dới cùng với cột để cố định vị trí sàn của tầng trệt . Ta đã tạo dựng xong một tầng và tầng này bị các tấm sàn trên đè lên .

Tiếp tục lùa kích qua sàn tiếp theo tầng đã nâng để nâng những tấm sàn còn lại lên thêm một tầng nữa . Sau đó cân chỉnh rồi liên kết chặt tấm sàn này vào cột . Ta lại đợc thêm một tầng nữa đợc tạo dựng đúng nh một tầng nhà đã thiết kế.

Cứ nâng từng tầng sàn rồi liên kết với cột cho các tầng từ dới lên trên cho đến sàn cuối cùng cao nhất , ta hình thành khung chịu lực của toàn nhà.

Theo trình tự nâng nh vừa mô tả , tầng nhà đợc hình thành từ dới lên trên , đợt nâng cuối cùng ta sẽ đợc toàn bộ khung cột và sàn của toàn nhà .

Có thể nâng theo trình tự ngợc lại . Đợt đầu nâng một tấm lên trên cao nhất . Khi đã gắn chắc chắn sàn với cột ta đợc sàn cao nhất vào vị trí . Khi

cột đợc gắn với sàn ổn định xong , nâng tiếp sàn tầng áp để tạo ra tầng . Cứ làm tiếp cho đến khi nâng hết các tầng nhà .

Thiết bị chủ yếu sử dụng trong phơng pháp thi công nhà nâng tầng là hệ thống kích . Hệ kích này phải có độ cao bằng một tầng nhà và có khả năng nâng tối thiểu cho cả hệ là đủ sức nâng toàn bộ trọng lợng các tấm sàn.

Điều kiện thi công chèn cột cho tầng là thao tác tiến hành giữa hai tầng sàn đợc nâng tách nhờ hệ kích nên phải hết sức chú ý đến sự bảo đảm độ an toàn cho ngời lao động . Quá trình thi công hết sức phức tạp , đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ và sự điều khiển thống nhất .

Ưu điểm của phơng pháp xây dựng nhà loại này là rút ngắn thời gian hình thành tạo khung chịu lực cho các tầng nhà . Độ phức tạp và phải có hệ thiết bị chuyên dùng là hạn chế của phơng pháp nên thực tế , phơng pháp xây dựng này không đợc nhân rộng ở nớc ta.

Tại Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng đã xây dựng thí điểm một ngôi nhà 5 tầng thi công theo phơng pháp này . Thí nghiệm đã nhân rộng ra nhà làm việc của Bộ Tài chính , một ngôi nhà trong Toà án Tối cao . Những kết quả sau thí nghiệm cho biết thời gian thi công giảm đợc so với đối chứng trên 30% , tiết kiệm nhiều chi phí giàn giáo và giá thành công trình giảm khoảng 10 % . Sau những ngôi nhà thí nghiệm ấy , phơng pháp xây dựng kiểu này không đợc nhân rộng chứng tỏ tính khả thi của phơng pháp còn tồn tại những khúc mắc cơ bản . Tuy vậy loại nhà thi công theo phơng pháp này có thể đa vào danh mục để tuyển chọn công nghệ cho tơng lai .

Một phần của tài liệu Tài liệu công nghệ sử lý nền móng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w