Kết quả thực hiện và các chức năng của chương trình

Một phần của tài liệu Giải pháp công nghệ cho giao dịch lưu động ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 64)

3.3.1. Chức năng xuất dữ liệu đi giao dịch lưu động

Mô tả chức năng:

Đầu ngày, ta có thể thực hiện xuất dữ liệu của xã cần đi giao dịch ra tệp, sau đó sao chép sang máy tính sẽ đi giao dịch để cập nhật vào chương trình Giao dịch lưu động.

Cách thực hiện:

Giao dịch lưu động\ Xuất dữ liệu đi giao dịch.

Nhập tên xã

Ngày giao dịch

Thoát Thực hiện

Database

3.3.2. Chức năng nhập dữ liệu đi giao dịch lưu động về

Mô tả chức năng: Cuối ngày, khi đi giao dịch lưu động về, ta có thể nhập toàn bộ các bút toán giao dịch tại xã vào hệ thống chính.

Cách thực hiện: Giao dịch lưu động/ Nhập dữ liệu đi giao dịch lưu

động về. Nhập tên xã Ngày giao dịch Thoát Thực hiện Database Nhập dữ liệu giao dịch xã về

3.3.3. Chức năng giao dịch lưu động tại xã 3.3.3.1. Chức năng giải ngân 3.3.3.1. Chức năng giải ngân

Mô tả chức năng: Chức năng này cho phép ta giải ngân (trao) tiền vay tới khách hàng.

Cách thực hiện: Giao dịch / Giải ngân / Cá nhân/ Thêm mới.

3.3.3.2. Chức năng thu nợ, thu lãi

Mô tả chức năng: Cho phép thu nợ tiền vay của cách hàng.

Cách thực hiện: Giao dịch / Thu nợ, thu lãi / Cá nhân / Thêm mới.

Hình 3.2. Màn hình thu nợ, thu lãi

3.3.3.3. Chức năng thu, chi tiết kiệm

Mô tả chức năng: Cho phép thu tiền gửi tiết kiệm, trả tiền gửi tiết kiệm, trả lãi hay tất toán sổ tiết kiệm.

Cách thực hiện: Giao dịch / Tiết kiệm tổ / Gửi, rút tiết kiệm / Thêm.

3.3.3.4. Chức năng thu tiền mặt

Mô tả chức năng: Cho phép thu tiền mặt các khoản phải thu, ví dụ: Thu chuyển tiền khách vãng lai, …

Cách thực hiện: Giao dịch / Thu TM 1 Nợ - n Có / Thêm.

Hình 3.4. Màn hình thu tiền mặt

3.3.3.4. Chức năng chi tiền mặt 1 nợ - 1 có

Mô tả chức năng: Cho phép chi tiền mặt các khoản phải chi một khách hàng một khoản chi, ví dụ: Chi mua xăng xe, …

Cách thực hiện (1): Giao dịch / Chi tiền mặt / 1 Có – 1 Nợ / Thêm

3.3.3.4. Chức năng chi tiền mặt 1 nợ - n có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tả chức năng: Cho phép chi tiền mặt các khoản phải chi một khách hàng nhiều khoản chi, ví dụ: Chi hoa hồng và, …

Cách thực hiện (1): Giao dịch / Chi tiền mặt / 1 Có – n Nợ / Thêm.

KẾT LUẬN

Ngày nay, các dịch vụ Ngân hàng ngày các nhiều, đa dạng và mang tính cạnh tranh cao với công nghệ tiên tiến, hiện đại. NHCSXH là một Ngân hàng đặc biệt, khách hàng là những hộ nghèo, hộ khó khăn ở những vùng, miền, những nơi xa xôi, cho nên để tiết giảm chi phí cho khách hàng, để tiếp cận khách hàng tốt nhất, chúng tôi đã đưa ra giải pháp nghiệp vụ tại mục 1.2. Theo đó cán bộ của NHCSXH sẽ xuống tận nơi các xã để GD, đây là vấn đề thứ nhất mà luận văn đã đạt được.

Vấn đề thứ hai trong nội dung của luận văn, tại mục 2.2.1. chúng tôi đưa ra giải pháp công nghệ cho GDLĐ khi mà tại xã có kết nối Internet và trong cả trường hợp kết nối Internet không ổn định. Theo đó, ngoài việc NHCSXH sẽ mở cổng (port) để hệ thống phần mềm Ngân hàng hiện đại (core banking) đi ra Internet, NHCSXH cũng cần lắp đặt đường ADSL tại xã để kết nối Internet hoặc là sử dụng Internet không dây DCOM 3G USB để kết nối và GD trực tiếp trên hệ thống chính. Trong trường hợp Internet bị mất tín hiệu đột ngột, thì một tiến trình luôn chạy tự động trong máy tính sẽ đảm bảo việc giao dịch vẫn được tiếp tục bình thường, vì tiến trình này đã lưu toàn bộ các giao dịch cần thiết của xã hiện thời vào bộ nhớ đệm.

Vấn đề thứ ba của luận văn, đó là giải pháp công nghệ cho trường hợp tại xã không thể kết nối với Internet như trong mục 2.2.2 chúng tôi đã trình bày. Chúng tôi sẽ thiết kế ba (03) module riêng. Module thứ nhất và thứ 2 sẽ được tích hợp ngay vào hệ thống chính, có nhiệm vụ xuất dữ liệu của Xã cần GD vào đầu ngày để đi GD và cuối ngày sẽ thực hiện nhập dữ liệu GD tại xã vào hệ thống chính. Module thứ ba là một module riêng, chạy độc lập với hệ thống chính, có nhiệm vụ nhập dữ liệu GD đầu ngày, GD khách hàng tại xã và xuất dữ liệu ra tệp để nhập vào hệ thống chính vào cuối ngày.

Phần cuối cùng, chúng tôi tiến hành cài đặt và cấu hình hệ thống. Trong đó chúng tôi chỉ ra các yêu cầu của hệ thống chính, yêu cầu của máy tính phục vụ GD tại xã về cả phần cứng và phần mềm cài đặt kèm theo. Chúng tôi cũng chỉ ra cách thức cài đặt các module, cách sử dụng các chức năng GD tại xã như trong chương III của luận văn.

Với các kết quả thực hiện trên đây, chắc chắn sẽ giúp NHCSXH GD với KH một cách hiệu quả nhất, đảm bảo về bảo mật và khả năng hoạt động GD của NH khi NH triển khai Hệ thống NH lõi (core banking). Hiện nay

NHCSXH đang sử dụng phần mềm GDLĐ chỉ đơn thuần cho trường hợp GD offline (tức là GD không trực tiếp với hệ thống chính) [1]. Hơn nữa, hiện nay NHCSXH vẫn đang sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán, các chi nhánh, các phòng giao dịch đều có cơ sở dữ liệu và hệ thống riêng của mình. Bởi vậy, luận văn là một giải pháp có hai (02) điểm nhấn chính: Điểm thứ nhất đó là một giải pháp công nghệ cho GDLĐ trong tương lai gần, khi mà NHCSXH triển khai hệ thống NH lõi (core banking, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung). Điểm thứ hai, luận văn là một giải pháp hoàn toàn hơn, triệt để hơn và tiết giảm chi phí cho KH hơn, tiếp cận với KH tốt hơn, đó là phải pháp nghiệp vụ, NH sẽ GD tại tất cả các xã, thay vì như hiện nay NHCSXH không GD ở tất cả các xã mà chỉ GD theo địa lý, cách 3 km so với trụ sở NH là một điểm giao dịch (theo công văn 2064A/NHCS-TD).

Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn sẽ là nghiên cứu hệ thống phần mềm Ngân hàng lõi về khả năng mở rộng , khả năng giao tiếp để có thể thiết kế các mo dule xuất dữ liệu đi giao dịch lưu động vào đầu và nhập dữ liệu đi giao dịch lưu động về vào cuối ngày . Luận văn cũng cần phải nghiên cứu và xây dựng tiến trình chạy ngầm trong module giao dịch lưu động tại xã để khi bị mấ t tín hiệu internet tại xã , phần mềm có thể giao dịch bình thường . Mặt khác luận văn cần nghiên cứu và xây dựng cơ chế bảo mật trong module nhập dữ liệu giao dịch xã về vào cuối ngày , tránh trường hợp dữ liệu bị sai lệch do yếu tố bên ngoài tác động vào như : bị kẻ gian sửa số liệu , dữ liệu sai lệch do virus.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Công văn số 2064A/NHCS-TD ngày 22 tháng 4 năm 2007 của

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về việc “Hướng dẫn tổ

chức và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã”.

[2] http://3g.viettel.com.vn/Dich-vu-3G/D-Com-3G/Gioi-thieu-

dichvu/Gioi-thieu-dich-vu.html

[3] Ngân hàng Chính sách xã hội, Hệ thống Văn bản nghiệp vụ, 2008

[4] Nhóm phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin BIS, Phân tích và thiết

kế HTTT theo UML, 2011

[5] Trang Web của NHCSXH: http://www.vbsp.org.vn

Tiếng Anh

[6] IBM Software Group, Mastering Object-Oriented Analysis and

Design with UML 2.0, 2008

[7] Myriam Lewkowicz, Information Systems Analysis and

Desig, 2009

[8] Oracle, Flexcube Banking solution

http://www.oracle.com/us/industries/financial-services/046907.html [9] Polaris, Intellect Universal Banking solution,

http://www.polaris.co.in/products/intellect-universal- banking/overview.htm

[10] Sikha Bagui and Richard Earp, Database Design Using Entity-

Relationship Diagrams, Auerbach Publications © 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[11] Temenos, T24 Core Banking

http://www.temenos.com/Software/Core-Banking/Core- Banking-Software-TCB/

Một phần của tài liệu Giải pháp công nghệ cho giao dịch lưu động ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 64)