Đo lƣờng tỉ lệ giá trị gia tăng thu đƣợc từ tổng giá trị sản xuất của ngành. Tỷ lệ này tính theo công thức nhƣ sau:
j j GO VA GO VA/ Bảng 1: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 VA/GO 0.67 0.31 0.60 2.2.2.1.2. Các tỷ lệ thành phần của VA
V1j: Đo lƣờng tỉ lệ chi phí nhân công trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lƣơng"j cho tổng giá trị sản xuất GOj
của ngành j).
V2j: Đo lƣờng tỉ lệ lợi nhuận trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Khấu hao"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j).
V3j: Đo lƣờng tỉ lệ khấu hao tài sản cố định trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lợi nhuận"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j).
V4j: Đo lƣờng tỉ lệ thuế gián thu trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Thuế"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j).
V5j: Đo lƣờng tỉ lệ chi phí vốn trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Khấu hao + Lợi nhuận"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). Bảng 2: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 V1j 0.51 0.13 0.35 V2j 0.07 0.10 0.13 V3j 0.04 0.04 0.06 V4j 0.05 0.04 0.06 V5j 0.11 0.13 0.19
2.2.2.1.3. Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng (VA) của ngành
Alpha (L)j: Đo lƣờng đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lƣơng"j cho giá trị gia tăng VAj của ngành j).
Bảng 3: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành
N1 N2 N3
Alpha (L)j 0.76 0.42 0.59
2.2.2.1.4. Tỉ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng (VA)
VAj: Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "VA"j cho tổng tiêu dùng trung gian của hàng giá trị gia tăng ICi).
Bảng 4: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành
N1 N2 N3
VAj 25.5 38.2 36.2
2.2.2.1.5. Ma trận hệ số kỹ thuật A(ij)
Đo lƣờng mức độ tiêu hao vật chất trong sản xuất phân theo ngành kinh tế.
Tỷ lệ này tính theo công thức nhƣ sau:
j j i ij GO N N A / Với i là hàng và j là cột của bảng IO và ma trận trận Aij Bảng 5: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 N1 0.11 0.13 0.01 N2 0.17 0.43 0.22 N3 0.05 0.12 0.18
2.2.2.1.6. Tỉ lệ chi phí trung gian của ngành
Đo lƣờng tổng tiêu hao vật chất trong ngành kinh tế. (Aij đƣợc tính là tổng giá trị các cột của ma trận hệ số kỹ thuậ A(ij).
Bảng 6: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành
N1 N2 N3
Aij 0.33 0.69 0.40
2.2.2.1.7. Ma trận Leontief
Để tính đƣợc ma trận Leontief ta sẽ phải tính theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tính ma trận đơn vị (Có số hàng và số cột bằng ma trận hệ số kỹ
thuật Aij)
N1 N2 N3
N1 1 0 0
N2 0 1 0
N3 0 0 1
Bƣớc 2: Tính ma trận (I-Aij): Tính hiệu 2 ma trận, ma trận đơn vị I trừ đi ma trận hệ số kỹ thuật Aij
Bảng 8: Hiệu hai ma trận I-Aij
N1 N2 N3
N1 0.89 -0.13 -0.01
N2 -0.17 0.57 -0.22
N3 -0.05 -0.12 0.82
Bƣớc 3: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận (I-Aij) đây chính là ma trận Leontief. Bảng 9: Ma trận Leontief N1 N2 N3 N1 1.187 0.302 0.090 N2 0.419 1.986 0.536 N3 0.134 0.316 1.299
2.2.2.1.8. Hệ số nhân tử đầu ra - Output Multiplier
Đo lƣờng sự gia tăng đầu ra (output) của ngành i khi nhu cầu của nền kinh tế gia tăng. (Đƣợc tính là tổng theo cột của ma trận Leontief)
Bảng 10: Ma trận Leontief
N1 N2 N3 Tổng cộng
OM 1.740 2.604 1.925 6.270
Kết quả phân tích cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng sẽ có sự gia tăng sản lƣợng lớn nhất nếu nhu cầu của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là ngành dịch vụ và nông nghiệp.
Nếu có nhiều ngành, chúng ta có thể xếp hạng (ranking) về mức độ gia tăng sản lƣợng (OM) này
2.2.2.1.9. Hệ số nhân tử đầu vào - Input Multiplier
Đo lƣờng sự gia tăng đầu vào (input) của ngành j khi nhu cầu của nền kinh tế gia tăng. (Đƣợc tính là tổng giá trị theo hàng của ma trận Leontief)
Bảng 11: Ma trận Leontief IM N1 1.579 N2 2.941 N3 1.749 Tổng cộng 6.270
Kết quả phân tích cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng sẽ có sự gia tăng đòi hỏi chi phí đầu vào nhiều nhất nếu nhu cầu của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là ngành dịch vụ và nông nghiệp.
Điểm đáng lƣu ý là tổng mức độ gia tăng đầu vào (IM) và đầu ra (OM) luôn bằng nhau.
2.2.2.2. Phƣơng pháp phân rã tăng trƣởng
Là một phƣơng pháp (phân tích kỹ thuật) khó đòi hỏi quá trình tính toán trên nhiều bảng IO, khối lƣợng tính toán lớn theo các bƣớc sau:
2.2.2.2.1. Quá trình tính toán trên từng bảng IO
Bƣớc 1: Tính ma trận hệ số kỹ thuật A(ij): Cách tính ma trận này nhƣ mục
2.2.2.1.5.
Bƣớc 2: Thành lập ma trận đơn vị I: Là ma trận mà đƣờng chéo = 1
Bƣớc 3: Tính ma trận I-A(ij): Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận A(ij) (Ma trận hệ số kỹ thuật)
Bƣớc 4: Tính ma trận Leontief (I-Aij)-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận ở bƣớc 3.
Bƣớc 5: Tính ma trận hệ số nhập khẩu M: Là ma trận vuông có đƣờng chéo bằng với ma trận mà hàng i chạy cột có giá trị là: Nhập khẩu (M) + Thuế (T) chia cho Tiêu dùng trung gian (IC) + Nhập khẩu (M) + Tiêu dùng chính phủ (CG) + Tiêu dùng tƣ nhân (CP) + Tích lũy tài sản (I).
Bƣớc 6: Tính ma trận (I-M): Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma
trận M (ma trận bƣớc 5)
Bƣớc 7: Tính ma trận (I-M)Aij: Tính tích 2 ma trận Ma trận bƣớc 6 và ma
trận bƣớc 3.
Bƣớc 8: Tính ma trận I-(I-M)Aij Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận ở bƣớc 7.
Bƣớc 9: Tính ma trận Leontief (Ma trận không cạnh tranh) (I-(I-M)Aij)-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận bƣớc 8.
2.2.2.2.2. Quá trình tính toán trên cùng 2 bảng IO (bảng IO1, IO2)
Bƣớc 1: Tính ma trận D(x): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột
GOi của Bảng IO1 – GOi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).
Bƣớc 2: Tính ma trận D(CP) = CP(IO1) - CP(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột CPi của Bảng IO1 – CPi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).
Bƣớc 3: Tính ma trận D(CG) = CG(IO1) - CG(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột CGi của Bảng IO1 – CGi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).
Bƣớc 4: Tính ma trận D(IP) = IP(IO1) - IP(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột Tích lũy tài sản Ii của Bảng IO1 – Tích lũy tài sản Ii
của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).
Bƣớc 5: Tính ma trận D(E) = E(IO1) - E(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột Xuất khẩu Ei của Bảng IO1 – Xuất khẩu Ei của bảng IO2
(Hàng chạy cột giữ nguyên).
Bƣớc 6: Tính ma trận (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)}: Tính tích của
2 ma trận (I - M(IO2)) và ma trận {D(CP), D(CG), D(IP)}
- Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2
- Với {D(CP), D(CG), D(IP)} Chính là ma trận gộp 3 cột D(CP),
D(CG), D(IP) thành một ma trận 3 cột i hàng.
Bƣớc 7: Tính ma trận B(IO1) (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)}: Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận H vừa tính ở trên
- Với B(IO1) là ma trận (I-(I-M)Aij)-1của bảng IO1.
- Ma trận (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)} là ma trận tính ở bƣớc 6.
Bƣớc 8: Tính ma trận B(IO1) D(E): Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận D(E)
- Với B(IO1) là ma trận (I-(I-M)Aij)-1của bảng IO1. - Ma trận D(E) là ma trận tính ở bƣớc 5.
Bƣớc 9: Tính ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))}: Tính hiệu 2 ma trận {(I - M(IO1) và (I - M(IO2))
- Với (I - M(IO1)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO1
- Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2
Bƣớc 10: Tính ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1): Tính tích 2 ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} và ma trận Fe(IO1)
- Với {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Chính là ma trận tính ở bƣớc 9
- Với Fe(IO1) là ma trận hàng chạy còn cột có giá trị là CP1+CG1+I1
(Tiêu dùng tƣ nhân + Tiêu dùng chính phủ + Tích lũy tài sản)
Bƣớc 11: Tính ma trận B(IO1) {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1): Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1). - Với B(IO1) là ma trận tính ở bƣớc 8.
- Với {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1) là ma trận tính ở bƣớc 10
Bƣớc 12: Tính ma trận (I - M(IO2)) A(IO1): Tính tích 2 ma trận (I - M(IO2)) và ma trận A(IO1).
- Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2.
- Với A(IO1) là ma trận hệ số kỹ thuật của bảng IO1.
Bƣớc 13: Tính ma trận {I - (I - M(IO2)) A(IO1)}: Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận (I - M(IO2)) A(IO1).
- Với I là ma trận đơn vị
- Với (I - M(IO2)) A(IO1) là ma trận tính ở bƣớc 12.
Bƣớc 14: Tính ma trận {I - (I - M(IO2)) A(IO1)}-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận bƣớc 13.
Bƣớc 15: Tính ma trận {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 - {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1: Tính hiệu 2 ma trận {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 và {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1 - Với {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 là ma trận nghịch đảo của ma trận {I-(I-
M(IO1))A(IO1)} ma trận này tính ở bƣớc tính toán trên từng bảng IO. - Với và {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1 là ma trận tính ở bƣớc 14.
Bƣớc 16: Tính ma trận
[{I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1]F(IO2): Tích của 2 ma trận [{I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1] và ma trận F(IO2).
Bƣớc 17: Tính ma trận {I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1-{I- (I - M(IO2))A(IO2)}-1
Bƣớc 18: Tính ma trận [{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO2)}-1] F(IO2).
Bƣớc 19: Tính ma trận kết quả kỹ thuật phân rã tăng trƣởng.
- Số hàng của ma trận kết quả phân rã tăng trƣởng là i (i=38 ngành công
nghiệp chế tác). - Cột 1: Cột của ma trận bƣớc 1. - Cột 2: Cột của ma trận bƣớc 2. - Cột 3: Cột của ma trận bƣớc 3. - Cột 4: Cột của ma trận bƣớc 4. - Cột 5: Cột của ma trận bƣớc 5. - Cột 6: Cột của ma trận bƣớc 11. - Cột 7: Cột của ma trận bƣớc 16. - Cột 8: Cột của ma trận bƣớc 18. - Cột 9: Cột 1 – (Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8) - Hàng thứ i+1 là giá trị tổng các hàng theo từng cột.
Bƣớc 20: Kết quả cuối cùng ma trận kỹ thuật phân rã tăng trƣởng (Tính theo %).
- Số hàng của ma trận kết quả phân rã tăng trƣởng là i + 1 (i=38 ngành
công nghiệp chế tác).
- Cột 1: Tiêu dùng tƣ nhân = Cột 2/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 2: Tiêu dùng chính phủ = Cột 3/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 3: Tích lũy tài sản = Cột 4/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 4: Tỷ lệ xuất khẩu = Cột 5/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 5: Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa = Cột 6/Cột 1 của bƣớc
19 * 100.
- Cột 6: Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian = Cột 7/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 7: Thay đổi công nghệ = Cột 8/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
- Cột 8: Lỗi = Cột 9/Cột 1 của bƣớc 19 * 100.
2.3.3. Các kết quả phân tích bằng phần mềm Excel cho 38 ngành công nghiệp chế tác chế tác
Áp dụng phƣơng pháp phân rã tăng trƣởng của Kubo-Robinson-Syrquin (1986) đã đƣợc phát biểu phần lý thuyết mục 2.1.1 với các bảng IO 1996, 2000 và 2007 theo 38 ngành sản phẩm đã lựa chọn ở trên để đánh giá tác động của các nhân tố cầu đối với tăng trƣởng đầu ra cho giai đoạn 1996-2000 và 2000-2007. Kết quả đƣợc phân tích nhƣ sau:
a. Tác động ở cấp vĩ mô của các nhân tố cầu và thay đổi hệ số kỹ thuật
Trƣớc khi phân tích tác động của các nhân tố phía cầu đối với tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp chế tác, Đề tài xem xét tác động ở cấp vĩ mô, tổng thể nền kinh tế. Kết quả phân tích đƣợc cho ở bảng 12. Quá trình tính toán theo các bƣớc ở mục 2.2.2.2 (Kỹ thuật phân rã tăng trƣởng).
Bảng 12: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra Giai đoạn
1996-2000
Giai đoạn 2000-2007 Phân tích từ các bảng IO 1996, 2000 và 2007
- Tiêu dùng tƣ nhân (CPE), % 28,32 28,01
- Tiêu dùng chính phủ (CGE), % 2,14 2,91
- Tích lũy vốn (CFE), % 17,10 9,76
- Xuất khẩu (EE), % 50,79 51,21
- Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa
Giai đoạn 1996-2000
Giai đoạn 2000-2007 - Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian
(ISIDE), % -0,21 0,04
- Thay đổi hệ số kỹ thuật (TCE), % 4,92 5,98
- Sai số tính toán (ER), % -1,30 -0,66
- Tổng tác động của các nhân tố cầu, % 100,0 100,0
Một số số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản
- Tốc độ tăng trƣởng GDP, % 7,0 7,7
- Tốc độ tăng trƣởng GDP của công nghiệp chế tác, %
11,2 12,0
- Tốc độ tăng tích lũy vốn, % 9,4 13,6
- Tỉ lệ tích lũy vốn trên GDP (giá hiện hành), % 28,5 35,8
- Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa, % 21,6 19,0
Nguồn: Tính toán của tác giả.
b. Tác động ở cấp ngành của các nhân tố cầu và thay đổi hệ số kỹ thuật
* Tỉ lệ VA/GO(Value Added: Giá trị gia tăng/Gross Output: Giá trị sx) giá trị này cho biết đo lƣờng tỉ lệ giá trị gia tăng thu đƣợc từ tổng giá trị sản xuất của ngành. (Quá trình tính toán giá trị này theo mục 2.2.2.1.1 tính tỷ lệ VA/GO). Trong 32 ngành công nghiệp chế tác đƣợc phân tích ở đây thì 17 ngành có sự suy giảm tỉ lệ VA/GO so với năm 1996. Mức độ suy giảm tỉ lệ VA/GO chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhƣ dệt may, da giày và chế biến thủy hải sản. Điều này giải thích cho tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam là rất cao so với nhiều nƣớc nhƣng tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ ở mức khá, khoảng 7,5% trong giai đoạn 1995-2007. Nói cách khác, đóng góp của xuất khẩu thấp hơn nhiều mức tiềm năng. Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp hóa chất cũng có mức độ suy giảm khá cao nhƣ xăng dầu mỡ, hóa chất vô cơ, luyện kim đen, phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, một số ngành chế tác đã có mức gia tăng tỉ lệ VA/GO khá cao nhƣ chế biến chè và cà phê, đƣờng, chế biến gỗ và lâm sản, chất dẻo, các sản phẩm khác bằng kim loại, vật liệu xây dựng. Điểm đáng chú ý là các ngành có sự gia tăng tỉ lệ VA/GO là các ngành có xu hƣớng phục vụ thị trƣờng nội địa hơn là xuất khẩu. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích chi tiết hơn ở các phần dƣới đây.
Bảng 13: Tỉ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO), % Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007
Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 N1 0,73 0,73 0,51 N20 0,25 0,34 0,27 N2 0,63 0,54 0,24 N21 0,38 0,33 0,47 N3 0,52 0,71 0,64 N22 0,23 0,28 0,08 N4 0,26 0,27 0,16 N23 0,16 0,31 0,40 N5 0,22 0,33 0,15 N24 0,24 0,30 0,17 N6 0,45 0,34 0,25 N25 0,27 0,21 0,47 N7 0,17 0,25 0,24 N26 0,20 0,36 0,22 N8 0,26 0,35 0,57 N27 0,27 0,20 0,33 N9 0,36 0,20 0,15 N28 0,33 0,15 0,13 N10 0,30 0,19 0,08 N29 0,35 0,25 0,19 N11 0,14 0,09 0,05 N30 0,27 0,16 0,17 N12 0,42 0,32 0,44 N31 0,33 0,37 0,13 N13 0,39 0,32 0,51 N32 0,44 0,15 0,32 N14 0,37 0,24 0,28 N33 0,33 0,23 0,47 N15 0,17 0,37 0,38 N34 0,36 0,36 0,43 N16 0,20 0,23 0,20 N35 0,75 0,30 0,14 N17 0,22 0,24 0,41 N36 0,34 0,26 0,32 N18 0,32 0,39 0,12 N37 0,67 0,58 0,60