phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác này cần thiết hơn khi NHCSXH đang hướng tới sự tự chủ và bền vững về mặt tài chính. Cụ thể:
Lực lượng kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn ít, chỉ đủ sức kiểm tra xác minh những vụ việc nổi cộm và báo cáo chuyên đề nên cần tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác chuyên trách.
Tách bạch giữa bộ phận tác nghiệp kiểm tra với đội ngũ chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn. Quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong mọi hoạt động.
Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết triệt để các vụ việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn đã phát hiện qua kiểm tra.
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở với NHCSXH NHCSXH
Hoạt động của NHCSXH có sự ảnh hưởng và sức lan tỏa lớn trong xã
hội nên luôn gắn liền với sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Những xã, phường, thị trấn thực hiện tốt đề án củng cố, nâng cao chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi phần lớn là do chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể đã thực sự quan tâm chỉ đạo việc củng cố tổ TK&VV, xử lý, thu hồi nợ không để vốn bị tồn đọng. Thực tiễn cho thấy có nhiều khách hàng đến hạn có khả năng nhưng không chịu trả nợ, cuối cùng,
phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương, ngân hàng mới thu hồi được nợ, hoặc nợ bị rủi ro, chính quyền địa phương chỉ đạo các thủ tục pháp lý để ngân hàng xử lý nợ theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi và sự công bằng xã hội khi thực hiện các chính sách của Nhà nước.
"Thực tiễn cũng cho thấy: nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng sử dụng vốn được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách ưu đãi cho NHCSXH, các tổ chức hội, đoàn thể, tổ TK&VV nơi đó chất lượng sử dụng vốn yếu kém, nợ quá hạn cao, vốn bị tồn đọng, không thể luân chuyển cho hộ nghèo khác đang có nhu cầu nhưng chưa được vay, đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được đảm bảo, nhân dân bất bình" [19, tr.33]. Để thực sự nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian tới, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở và NHCSXH.
Thứ nhất: Đưa việc thực hiện chính sách vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự liên quan ở tỉnh, ra Nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Thứ hai: Phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong việc chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Đảm bảo trên địa bàn toàn tỉnh không có “thôn, bản, xã trắng” về vốn tín dụng ưu đãi, trong khi còn nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang có nhu cầu vay vốn.
Thứ ba: Huy động nguồn lực và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến vốn tín dụng dành cho mục tiêu XĐGN và an sinh xã hội tại địa phương; hàng năm, trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn theo cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.
Thứ tư: Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý việc sử dụng vốn vay của NHCSXH và của người dân sau khi vay nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời có biện pháp thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ, kịp thời, đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi phải được bỏa tồn và phát triển. Thứ năm: Phối kết hợp chặt chẽ để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% trở lên thì lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình kế hoạch giảm tỷ lệ xuống mức thấp nhất (tại cấp xã thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ do đồng chí Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm tổ trưởng).
Thứ sáu: Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để có căn cứ xác nhận đối tượng vay vốn NHCSXH; liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.5. Kết hợp nguồn vốn ƣu đãi NHCSXH với phƣơng thức cho vay liên doanh liên kết
Thực tế cho thấy việc hỗ trợ vốn cho người nghèo theo hình thức cấp
phát của Nhà nước thông qua các dự án sẽ không mạng lại hiệu quả kinh tế cao, thậm chí tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại. Do đó cần thực hiện qua kênh tín dụng ưu đãi với một mức lãi suất nhất định. Một vấn đề ít được đề cập trong
việc nâng cao chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi đó là phương thức cho vay. Cho đến nay, phương thức cho vay đối với tín dụng ưu đãi NHSCXH là cho vay theo hộ gia đình. Phương thức này xuất phát từ khi xác lập hộ gia đình là đơn vị sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ XX; xuất phát từ chủ trương khoán hộ trong nông nghiệp. Phương thức cho vay theo hộ gia đình đã được duy trì và kéo dài hơn ba thập kỷ, rất phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế của thời kỳ đã qua. Đến nay tình hình phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp và nông thôn nói riêng đã có sự phát triển mới, đơn vị sản xuất hộ gia đình chỉ phù hợp với kinh tế tự cấp tự túc, thu nhập từ sản xuất chỉ đủ để trang trải cuộc sống, việc tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hóa và chuyển đổi sang kinh tế thị trường đối với nông nghiệp chỉ bó hẹp trọng một số sản phẩm có tính riêng biệt. Do vậy, trong thực tế đã có những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp như chủ trương dồn điền đổi thửa, liên kết giữa các hộ gia đình trong việc trồng trọt chăn nuôi, liên kết giữa các nhà để hình thành các sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Phương thức cho vay theo hộ gia đình của thời kỳ đã qua nếu không có những bước chuyển đổi thì việc xóa nghèo bền vững sẽ khó thực hiện, điều đó cũng có nghĩa là vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng không đạt mục đích đề ra. Vì vậy, phương thức cho vay của tín dụng ưu đãi ngoài việc cho vay theo hộ gia đình lâu nay để giảm nghèo, thì phải chuyển dần sang phương thức cho vay liên doanh liên kết (có thể dưới hình thức các dự án của nhiều hộ) đối với những cây, con và những vùng có điều kiện.
Trước đây, việc cho vay vốn ưu đãi theo hình thức liên doanh, liên kết cũng đã được đề cập tại Nghị định 78 của Chính phủ (khoản b điều 14: Vốn vay được sử dụng góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt), tuy nhiên do điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành các tổ chức hợp tác, liên doanh chưa phát triển nên phương thức
này chưa được cuộc sống chấp nhận. Đến nay, tình hình kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có những xu hướng mới, yêu cầu hợp tác, liên doanh liên kết trong sản xuất không chỉ xuất hiện một số nơi, một số cây con mang tính tự phát mà còn là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Chuyển đổi phương thức cho vay theo hộ gia đình sang cho vay hợp tác, liên doanh liên kết đối với vốn tín dụng ưu đãi không thể xóa bỏ phương thức này thay thế bằng một phương thức khác, những nơi hoặc những loại cây con không có điều kiện hợp tác liên doanh liên kết trong sản xuất vẫn phải sử dụng phương thức hộ gia đình, những nơi, những loại cây con có khả năng hợp tác, liên doanh liên kết thì nên áp dụng hình thức góp vốn để nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hóa, đây là hướng để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, đây cũng là yêu cầu đảm bảo chất lượng sử dụng vốn để nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2020. Để triển khai thực hiện được vấn đề này chi nhánh cần nhanh chóng bắt tay ngay vào việc điều tra nghiên cứu các mô hình đã có, xây dựng và ban hành cơ chế sử dụng vốn tín dụng ưu đãi theo loại hình nào cho phù hợp, sau đó tiến hành rút kinh nghiệm dối với từng xã, từng loại cây con một thời gian nhất định.
3.2.6. Một số giải pháp hỗ trợ khác
a. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh
giữa các nước và các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả…Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Thực tế đã chỉ ra rằng: Đối thủ cạnh tranh đều có thể học và làm theo mọi bí quyết của doanh nghiệp về sản phẩm và công nghệ…duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của
mình. Nhưng nguồn nhân lực chỉ đóng vai trò quyết định khi nó đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là đối với NHCSXH hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng là tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước để cho phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu, số lượng khách hàng đông thì yếu tố con người ở đây luôn được đề cao.
Làm thế nào và bắt đầu từ đâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là bài toán khó giải được đặt ra cho ban giám đốc chi nhánh. Hãy xem xét các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, chỉ có một phần nhỏ do yếu tố bẩm sinh, di truyền, những yếu tố còn lại đều do môi trường giáo dục mà nên.
Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh hầu hết là các cán bộ trẻ, có sức khỏe, được đào tạo cơ bản ở các trường đại học, cao đẳng song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, năng lực quản lý và kiến thức ngoại ngành. Một số ít đã có kinh nghiệm hoạt động lâu năm nhưng do đào tạo hoàn toàn trong thời kỳ trước nay tuổi đã cao không theo kịp tiến bộ của khoa học, yếu về công nghệ thông tin. Đội ngũ cán bộ điều hành là cán bộ giỏi nghiệp vụ đưa lên nhưng do chưa được đào tạo sâu về quản lý, điều hành rất lúng túng. Vì vậy chi nhánh cần tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho cán bộ để bổ khuyết những mặt còn hạn chế, đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời chi nhánh cũng phải phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV để họ nắm vững những quy trình, kiến thức, nội dung được ủy thác để có thể cùng NHCSXH Hà Tĩnh không những chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi về với hộ nghèo nhanh, kịp thời mà còn có thể cùng hướng dẫn người vay phương thức, cách thức sử dụng vốn đó cho hiệu quả. Mặt khác chi nhánh cũng cần quan tâm giáo dục nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ nhân viên, để họ có sự đồng cảm với hộ nghèo, quan tâm chia sẻ với hoàn cảnh các hộ nghèo, tạo dựng lòng tin cho người nghèo vươn lên thoát nghèo hòa nhập với cộng đồng. Đương nhiên với nguồn kinh phí và thời gian hạn chế, công tác đào tạo chỉ mới thực hiện được các khóa đào tạo cấp tốc, nặng về phổ biến kiến thức chuyên môn theo văn bản, nhẹ về phương pháp sư phạm, thực hành, thảo luận và kiến thức ngoại ngành dẫn đến khi triển khai một số nơi hiểu chưa đúng nên chưa thể làm tốt.
b. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho các hộ nghèo
Chất lượng vốn tín dụng nói chung của các ngân hàng là vốn vay được sử dụng đúng với dự án sản xuất kinh doanh có lãi, trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn trong giới hạn cho phép. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi các ngân hàng khi cho vay phải xét chọn và thẩm định các dự án khả thi, dự án tốt, các khách hàng có tín nhiệm trong việc vay, trả nợ có truyền thống với ngân hàng. Tuy nhiên đối với NHCSXH chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi không những phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế mà còn phục vụ cho nhiệm vụ chính trị - xã hội theo các chương trình, mục tiêu từng chương trình của Chính phủ, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Sử dụng vốn tín dụng ưu đãi có chất lượng ngoài việc phải đưa vốn đến đúng đối tượng, kịp thời thì vấn đề đặt ra là mà thế nào để các đối tượng được vay sử dụng vốn mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi chỉ có thể đạt được khi vốn tín dụng gắn kết chặt chẽ với công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.
Hơn một thập kỷ nay, nông thôn Việt nam đặc biệt là nông thôn Hà Tĩnh là những vùng khó khăn được Nhà nước đầu tư rất nhiều chương trình dự án về kinh tế, văn hóa – xã hội, nhưng nhìn chung việc ngành nào ngành ấy lo. Hiện nay, Nhà nước và địa phương chưa ban hành cơ chế gắn kết thống nhất
để có sự phối hợp giữa các ngành trong việc thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển cây trồng, vật nuôi, giữa các hoạt động của NHCSXH với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ của ngành khác. Trong phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp nông dân không thể tự bơi lại thiếu kiến thức, người nghèo càng khó. Vốn vay ngân hàng đã ít, thời gian lại ngắn, cứ để bà con tự xoay xở thì giữa thoát nghèo và tái nghèo là một sợi chỉ mong manh. Từ vốn vay của ngân hàng bà con trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì để lấy ngắn nuôi dài có hiệu quả, thoát nghèo bền vững phải nhờ tới cán bộ chuyên môn. Kinh nghiệm ở một số huyện nghèo, nhiều nơi cán bộ ngân hàng phải “cầm tay chỉ việc”. Nhờ cách làm này mà rất nhiều hộ vay vốn ở huyện Hương Sơn, Hương Khê bỏ tập tục sống du canh, du cư, học trồng ngô, trồng lúa nước…có cái ăn, được giao đất, giao rừng; được NHCSXH cho vay vốn, bà con định canh, định cư, xưa nay phá rừng nay trồng rừng, giữ rừng, phát triển chăn nuôi, nhiều hộ có thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/năm. Nhiều thanh niên bỏ bản làng đi làm thuê xa nay cũng tìm về xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới ở quê nhà. Vì vậy cần