MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ HOÀN

Một phần của tài liệu Chuyên đề kề toán ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY THIÊN MINH (Trang 94)

VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY

 TSCĐ của Công ty Thiên Minh chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc nên chịu ảnh hƣởng nhiều của thời tiết. Công ty nên thƣờng xuyên kiểm tra nhà cửa công trình, hạn chế tối đa những hƣ hỏng.

 Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán TSCĐ và kế toán đơn vị, đảm bảo có sự giám sát thƣờng xuyên số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của TSCĐ. Điều này vô cùng quan trọng nhằm bảo quản tốt TSCĐ, giữ chất lƣợng ổn định cho TSCĐ đến khi đƣa vào sử dụng.

 Thực hiện kiểm kê định kỳ đối với TSCĐ ở tất cả các đơn vị, tránh thất thoát gây thiệt hại cho Công ty đồng thời đƣa ra biện pháp xử lý đối với những TSCĐ đã cũ, hỏng hóc nhiều và đề ra hƣớng nâng cấp TSCĐ phù hợp.

 Có kế hoạch đầu tƣ TSCĐ tối ƣu nhất:

- Công ty phải xác định đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ TSCĐ trong những năm sắp tới. Đồng thời phải nắm bắt đƣợc đặc điểm và thời gian luân chuyển của từng loại TSCĐ.

- Trong khai thác huy động vốn tài trợ cho TSCĐ, quán triệt nguyên tắc nguồn vốn ngắn hạn đầu tƣ cho tài sản lƣu động, còn nguồn vốn dài hạn đầu tƣ cho TSCĐ để đảm bảo và duy trì khả năng thanh toán vững chắc của Công ty.

- Xây dựng và thẩm định lựa chọn phƣơng án đầu tƣ TSCĐ tối ƣu.

- Tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tƣ TSCĐ để đảm bảo đúng tiến độ đẩu tƣ, hình thành TSCĐ và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tƣ.

 Bảo toàn và phát triển bộ phận giá trị đã đầu tƣ vào TSCĐ

- Xác định và phản ánh đúng nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến của các loại TSCĐ.

- Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện xác định đúng qui mô vốn hiện có đồng thời điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ, tính hao mòn TSCĐ. Điều này sẽ giúp Công ty có điều kiện nhanh chóng đổi mới TSCĐ để tránh tụt hậu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Xác định mức khấu hao thích hợp: Công ty phải xem xét mục tiêu, yêu cầu trong đầu tƣ và thu hồi vốn cũng nhƣ mối quan hệ giữa chi phí, giá thành đầu vào với giá bán sản phẩm để có chính sách khấu hao thích hợp.

 Quản lý tốt quá trình sử dụng TSCĐ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt qui trình sử dụng, bảo quản, bảo dƣỡng và sửa chữa TSCĐ nhằm nâng cao năng lực phục vụ của TSCĐ và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng TSCĐ bị hƣ hỏng trƣớc thời hạn sử dụng.

- Khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ, hạn chế mức thấp nhất tình trạng TSCĐ bị ứ đọng mất mát, bị giảm giá trƣớc tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài Công ty.

 Thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ:

Công ty cần có kế hoạch nhƣợng bán những TSCĐ không cần dùng và đã hƣ hỏng để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn lao động và thu hồi phần giá trị TSCĐ bị ứ đọng.

 Cần tiến hành trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Việc sửa chữa TSCĐ là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ và phân bổ đều chi phí vào giá thành sản phẩm. Đối với những nghiệp vụ sửa chữa mà chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, Công ty nên có kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi phí và trích trƣớc vào chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu đƣợc ghi nhận, tránh trƣờng hợp chi phí phát sinh một cách đột ngột. Các khoản chi phí này thực tế chƣa phát sinh nhƣng đƣợc tính trƣớc và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, việc trích trƣớc có kế hoạch này nhằm đảm bảo cho giá thành và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ đƣợc ổn định.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Mặc dù là một Công ty còn non trẻ, hoạt động vốn có nhiều cạnh tranh và bất ổn nhƣng Công ty đã đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do chịu ảnh hƣởng nhiều của thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến việc sử dụng nguồn vốn của công ty. Vì vậy, công ty cần có hƣớng đi phù hợp với tình hình biến động của thị trƣờng trong thời gian tới.

Để theo kịp sự phát triển đi lên của đất nƣớc, Công ty đã không ngừng tự đổi mới vƣợt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thiện duy trì và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đảm bảo tốt đời sống cho ngƣời lao động với những thành công đã đạt đƣợc.

Tuy có nhiều khó khăn trong thời gian qua nhƣng Công ty vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Do sự đầu tƣ đúng mức và trình độ cán bộ đã đƣợc nâng cao, cơ cấu tổ chức quản lý có sự đổi mới đáp ứng đúng nhu cầu của nhân viên.

Công ty từ một đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ nay trở thành một Công ty có quy mô sản xuất lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong khu vực, điều đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ chuyên trách về kế toán, nắm bắt đƣợc nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, tính toán giá thành hợp lý…để có đƣợc lợi nhuận tối đa cho Công ty, bƣớc đi vững chắc cùng các loại hình doanh nghiệp trong cả nƣớc trên nền công nghiệp khoa học hiện đại.

5.2 KIẾN NGHỊ

Trong tình hình hiện nay, do sự bất ổn trong nền kinh tế cùng với lạm phát đã kéo theo hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, do lãi suất ngân hàng ở mức cao dẫn đến hệ quả là nhiều doanh nghiệp không tiếp cân đƣợc nguồn vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty Thiên Minh chỉ mới thành lập và vẫn đang ở quy mô nhỏ, nguồn vốn Công ty vay từ ngân hàng là 30 tỷ VNĐ, chiếm gần 30% tổng nguồn vốn của Công ty. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất vay, nới lỏng điều kiện vay vốn để các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn, giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ những trang thiết bị mới hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng nguồn TSCĐ.

Trong những năm tới Công ty nên đề ra nhiệm vụ cho các phòng, ban để hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu, hoàn thành vƣợt mức kế hoạch. Đồng thời Công

ty còn phấn đấu, xây dựng mục tiêu chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu từ nghị quyết Đại hội cổ đông đã để ra.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, Công ty đang có những biện pháp để mở rộng thị trƣờng, tự chủ thiết lập mối quan hệ sản xuất kinh doanh liên kết với các đối tác kinh tế nhằm tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó còn phải cải tiến, đổi mới hệ thống quản lý cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng, đầu tƣ nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Công ty Thiên Minh năm 2013

2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán số 03 : Tài sản cố định hữu hình.

3. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, 4. Thông tƣ số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về hƣớng dẫn sửa đổi,

bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.

5. Nguyễn Phƣơng Liên, 2006. Hướng dẫn thực hiện Chế độ chứng từ, Sổ kế toán và các Hình thức kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 6. Đặng Thị Loan, 2009. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh

nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Võ Văn Nhị, 2009. Bài tập nguyên lý kế toán. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Các website: - http://tailieu.vn/doc/mau-bien-ban-giao-nhan-tai-san-co-dinh- 408064.html [Ngày truy cập: 05/03/2014] - https://sites.google.com/site/ketoanvoiaccess/ch%C6%B0%C6 %A1ng11s%E1%BB%95chiti%E1%BA%BFtt%C3%A0ikho% E1%BA%A3n [Ngày truy cập: 07/03/2014]

- http://kiemtoan.com.vn/forum/showthread.php?3076-

Th%C3%B4ng-t%C6%B0-203-2009-TT-BTC-Kh%E1%BA% A5u-hao-TSC%C4%90 [Ngày truy cập: 10/03/2014]

Một phần của tài liệu Chuyên đề kề toán ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY THIÊN MINH (Trang 94)