. Các khoản phải thu ngắn hạn
2 XNXD5 TCty ut đầ PTH Tô th lãi ngâ nh ng đị à
3.2.2 Hoàn thiện thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 - ‘‘Quy trình phân tích’’: Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi sử dụng các thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC.Chính vì vậy việc tăng cường thủ tục phân tích cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, thủ tục phân tích giúp xác định bản chất, nội dung của thủ tục kiểm toán, thời gian, phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Trong giai đoạn này KTV nhằm tìm hiểu về nội dung BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh từ lần kiểm toán trước, xác định những rủi ro gặp phải, khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng, khả năng sai sót trên BCTC.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích giúp KTV ước tính số dư hay số phát sinh trên BCTC, so sánh số ước tính với số liệu thực tế trên sổ sách của khách hàng, xác minh sai số có thể chấp nhận, tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí quản lý so với doanh thu….
Theo lý thuyết kiểm toán, thủ tục phân tích bao gồm phân tích dọc và phân tích ngang. Phân tích ngang hay phân tích xu hướng là việc phân tích dựa trên so sánh trị số các chỉ tiêu giưã các năm, các kì qua đó thấy được biến động bất thường của chỉ
tiêu hoặc KTV có thể so sánh giữa số liệu khách hàng với số ước tính của KTV, với chỉ số của các đơn vị cùng nghành.
Trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại AISC , KTV ngoài phân tích ngang so sánh giữa các kỳ, các năm có thể so sánh số liệu của khách hàng với dữ liệu chung của nghành, hay các đơn vị cùng nghành, công việc này có thể được tiến hành đơn giản thông qua hệ thống trang web của các Bộ và các Công ty. Đồng thời KTV có thể nghiên cức mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính, KTV có thể căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, đặt trong mối quan hệ với danh tiếng Công ty trên thị trường, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, vị trí của đơn vị để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu, chi phí.
3.2.3 Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết
Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các khoản mục hoặc đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp các khoản mục hoặc đơn vị (gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể.
KTV có thể chọn mẫu theo nhiều phương pháp khác nhau như chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu thuộc tính, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ…
Trên thực tế, các nghiệp vụ phát sinh trong một kì liên quan đến số dư từng loại tài sản thường phát sinh với số lượng lớn. Chính vì vậy kiểm toán toàn diện là một điều không thể đối với kiểm toán viên, nên tất yếu là phải chọn mẫu để kiểm toán. Qua kiểm toán thực tế việc chọn mẫu thường được chủ yếu chọn mẫu trên phương pháp phi xác suất theo quy tắc số lớn hoặc dựa vào những phần tử đặc biệt. Các KTV thường căn cứ vào quy mô phát sinh của các nghiệp vụ chỉ xem xét với các khoản có số dư lớn, bất thường và mở rộng ra khi thấy cần thiết. Cách chọn mẫu này tiết kiệm được thời gian cho kiểm toán song có thể bỏ sót nhiều sai phạm ở khoản mục có quy mô nhỏ. Do vậy cần áp dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu để giảm thiểu rủi ro kiểm toán.