0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC

Một phần của tài liệu CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAMTT (Trang 25 -25 )

gia của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC

Một số kiến nghị đối với sự tham gia của Việt Nam vào cộng đồng ASEAN

(1) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phươngvà song phương,phát triển quan hệ này sang giai đoạn mới về chất và có hiệu quả hơn.

(2) Tham gia chủ động và tích cực hơn trên cơ sở giữ vững chủ quyềnvà bảo đảm lợi ích quốc gia; .

(3) Tham gia ASEAN là một quá trình hợp tác và đấu tranh , do vậy nước ta cần tiếp tục kiên trì giữ vững các vấn đề thuộc về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về biện pháp và cách thức ; coi trọng củng cố đoàn kết và hợp tác ASEAN, nâng dần chất lượng của sự “thống nhất trong đa dạng” của Hiệp hội , nhưng trong một số trường hợp cụ thể , ta không nhất thiết phải vì đoàn kết ASEAN mà để ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản

của ta hoặc quan hệ của ta với các đối tác quan trọng bên ngoài .

(4) Nước ta cần chủ động tham gia đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tácngoái khu vực, nhất là về kinh tế- thương mại, .

(5) Tăng cường công tác chỉ đạo , tổ chức, tập trung nguồn lực (tài chính và cán bộ) cho việc tham gia AC.

Một số kiến nghị đối với sự tham gia của Việt Nam vào AEC

(1) Tham gia tích cực hơn vào các mạng sản xuất quốc tế, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị

Khai thác cơ hội do việc hình thành AEC đem lại, Việt Nam nên tham gia tích cực hơn vào mạng sản xuất khu vực. Để thu hút được các phân đoạn sản xuất quốc tế, Việt Nam cần có chiến lược thu hút FDI trong đó chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tận dụng thời cơ do gia tăng dòng FDI mang lại khi AEC thành lập, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình bằng cách nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chế tạo ô tô, xe máy, điện tử và đóng tàu, tiến lên vị trí thượng nguồn (thiết kế mẫu mã, sản xuất được phụ liệu) trong ngành dệt may, da giầy.

(2) Nỗ lực thu hút FDI sử dụng chiến lược định hướng

Chiến lược này lấy định hướng FDI xuất khẩu làm mục tiêu thu hút. Phương pháp thu hút là phát triển ngành hậu cần, phát triển công nghiệp phụ trợ và áp dụng Marketing FDI.

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng Cộng đồng ASEAN là một sự kiến tạo mang tính chất xã hội trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Theo đó, sự tiến triển nhận thức về cộng đồng thể hiện trên ba khía cạnh: về mặt nhận thức cần phải hình thành cộng đồng; về nguyên tắc và cơ cấu tổ chức; và về lộ trình tiến tới cộng đồng, trong hợp tác khu vực ở Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng.

Hội nhập liên kết kinh tế ASEAN là một trong những trụ cột cơ bản của chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam . Trong thời gian tới, Việt Nam cần có các định hướng sau khi đóng góp và tham gia vào việc hình thành AEC:

 Thống nhất nhận thức tích cực về AEC và quán triệt quan điểm tích cực tham gia AEC

 Nỗ lực thiết lập vai trò chủ chốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng AEC

 Xác định rõ thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia AEC

 Tích cực nghiên cứu đề xuất các sáng kiến về mô hình và cơ chế hoạt động AEC

 Kết hợp đồng thời đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế vào AEC Khu vực Đông Nam Á và ASEAN là “cầu nối” quan trọng để Việt Nam bước ra khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Việt Nam chỉ có thể hội nhập tốt vào thể chế toàn cầu khi đã hội nhập tốt vào ASEAN. Vì vậy, nếu đặt AEC là hạt nhân của ASEAN thì Việt Nam cần nỗ lực tham gia vào quá trình xây dựng AEC từ các thể chế hiện hành của

Một phần của tài liệu CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAMTT (Trang 25 -25 )

×