IV- Kỹ thuật nuôi trồng nấm Mỡ
1. Giá trị và đặc tính sinh thái của nấm Mỡ
2.5. Vào luống
* Nguyên liệu sau khi đảo 4 lần, thấy hết mùi khai, độ ẩm đạt tiêu chuẩn, rơm có màu vàng sẫm, vò rơm phía ngoài đã phân huỷ chỉ còn xơ phía trong thì xếp nguyên liệu vào luống (Hình 4.4).
Ủ đống nguyên liệu (300 kg)
Đảo lần 1 Đảo lần 2 (bổ sung 9 kg bột nhẹ)
Đảo lần 3 (bổ sung 9 kg supelân) Đảo lần 4
Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội – SPERI Kỹ thuật nuôi trồng nấm, 2011
Copyright © SPERI 38
* Cách vào luống:
- Rũ rơm tơi và lấy từng nắm xếp dựng đứng sát vào nhau, sao cho có chiều cao từ 15 17cm. Dùng 2 tay vỗ nhẹ lên mặt luống cho đều, tránh luống rơm quá chặt hoặc quá lỏng.
- Lấy bùn ao trộn với 5% vôi để trát xung quanh thành luống, dày 10cm.
- Sau 7 8 ngày vi khuẩn hoạt động mạnh, nhiệt độ trong luống lên tới 400
C.
Hình 4.4: Luống rơm hoàn chỉnh
- Nếu trời nồm nóng, nhiệt độ trong luống quá cao thì dùng que để chọc lỗ, xới nhẹ để làm giảm nhiệt độ.
- Nếu trời quá lạnh, quá trình lên men phụ không xảy ra, theo dõi nếu sau 3 ngày thấy nhiệt độ bình thường như ngoài trời thì tiến hành cấy giống ngay.
- Bình thường đến ngày thứ 7 khi kiểm tra thấy hết mùi khai, độ ẩm đạt chuẩn, nhiệt độ trong luống khoảng dưới 280C thì cấy giống nấm được.
- Hàng ngày nếu mặt luống hơi khô thì phun dạng sương mù lên trên bề mặt luống (ngửa vòi phun).
Chú ý: Nếu vào luống trên nền đất, thì lót 1 lớp nilon, nhưng chọc lỗ để thoát nước.