ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TDTT TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CƠ

Một phần của tài liệu Giải phẫu học - Hệ cơ (Trang 32 - 33)

Tất cả các hoạt động của cơ, các quá trình và những biến đổi diễn ra trong cơ là một phức hợp phản xạ phức tạp, có sự tham gia chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương. Luyện tập TDTT có hệ thống làm tăng sức nhanh, sức mạnh, sức bền của cơ.

- Tăng sức mạnh cơ : khi hoạt động TDTT làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ tăng, mỗi sợi cơ trở nên dày hơn, thiết diện ngang và thể tích cơ tăng. Tăng thiết diện ngang của cơ do luyện thể thao gọi là sự phì đại cơ. Số lượng, khối lượng các tơ cơ và hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong cơ phì dại tăng cao hơn cơ bình thường. Do vậy, hệ cơ ở người tập luyện thể thao phát triển tốt, cơ chiếm 50% trọng lượng cơ thể. Người không tập luyện thì không sử dụng hết khả năng tối đa của mình.

- Tăng sức bền cơ : hoạt động TDTT làm cho thiết diện cơ tăng, quá trình trao đổi chất trong cơ và dòng máu tới cơ tăng lên, khả năng sử dụng oxi của cơ tăng. Do đó, sức bền của cơ tăng. Khi hoạt động, số lượng mao mạch trong cơ tăng, ví dụ ở người bình thường thì 1mm2 thiết diện ngang của cơ có 320 mao mạch. Còn ở các vận động viên có tới 400 mao mạch, nên cung cấp đầy đủ máu cho cơ làm cho cơ có khả năng làm việc lâu dài và sản sinh ra nhiều năng lượng. Đồng thời lượng mao mạch tăng sẽ rút ngắn đường đi của oxi và các chất khác từ máu đến tế bào cơ. Ở người tập luyện nhiều lượng mioglobin trong cơ tăng 1,5-2 lần do đó oxi dự trữ riêng trong cơ tăng. Nếu chúng ta lặp lại bài tập nhiều lần cũng có khả năng tăng sức bền cơ.

- Tăng sức nhanh của cơ : hoạt động TDTT làm cho cơ trở nên đàn hồi hơn, các cơ phối hợp tốt hơn, khi cơ co có thể đồng thời kéo dài nhiều sợi cơ, tính linh hoạt của cơ tăng, đồng thời xung động thần kinh cơ tăng. Do đó, quá trình chuyển từ co rút sang thả lỏng của cơ nhanh hơn, quá trình hồi phục cũng nhanh.

Tóm lại : hoạt động TDTT làm cho các tố chất thể lực phát triển và tiết kiệm được sức lực. Khi đã học thuộc các động tác thì sẽ thực hiện được động tác với sự căng cơ tương đối ít, từ đó tiết kiệm được năng lượng co cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Yên : Giải phẫu người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2003.

2. Quách Văn Tỉnh (Chủ biên) – Trần Hạnh Dung – Hoàng Văn Lương – Nguyễn Văn Thêm : Giải phẫu học. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Văn Thêm : Giải phẫu học. NXB Đại học Sư phạm.

3. Đại cương Giải phẫu học.

4. GS. Nguyễn Quang Quyền – TS. BS. Phạm Đăng Diệu – BS. Nguyễn Văn Đức – BS. Nguyễn Văn Cường : Giản yếu giải phẫu người. NXB Y học 2007. – BS. Nguyễn Văn Cường : Giản yếu giải phẫu người. NXB Y học 2007.

5. http://violet.vn/

6. http://vi.wikipedia.org/wiki/

Một phần của tài liệu Giải phẫu học - Hệ cơ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w