2.3.1. Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình sản xuất và gia công các sản phẩm của nhà máy, bao gồm:
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, công đoạn đục lỗ, cắt, hàn. - Tiếng ồn phát sinh ở các công đoạn tháo dỡ nguyên liệu, cắt, xẻ, đục
Đây là những nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí tại Nhà máy. Trong đó tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm chính, do đó cần phải có các biện pháp để giảm thiểu tối đa tiếng ồn, chủ yếu phát sinh từ quá trình vận chuyển và công đoạn cắt, đục tạo hình sản phẩm.
*Ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình sản xuất
Như đã phân tích ở phần trên, ở giai đoạn vận hành, bụi phát sinh từ quy trình sản xuất của Nhà máy chủ yếu do:
+ Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu. Quá trình sản xuất không phát sinh bụi.
+ Bụi phát sinh trong quá trình tháo dỡ và đóng gói nguyên liệu.
Song các công đoạn sản xuất đều tự động và khép kín nên lượng bụi phát sinh là rất nhỏ và không gây nhiều tác hại tới sức khỏe.
* Ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển
Khí thải độc hại của động cơ nếu tập trung ở nồng độ cao có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường lượng chất độc trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng.
Các khí độc sinh ra trong quá trình hoạt động của các phương tiên vận chuyển như CO, SO2, NOx,. Tác động cụ thể của chúng đến con người và môi trường sinh thái như sau:
+ Cacbon oxit CO
Đây là chất gây ngất do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Vì vậy CO gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và gây rối loạn nhịp tim. Với nồng độ 250 ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Giới hạn nồng độ cho
phép của CO trong khu vực sản xuất là 40 mg/m3, nếu CO có nồng cao hơn 100 ppm sẽ gây ra hiện tượng xoắn lá làm chết cây non.
+ Oxyt lưu huỳnh SO2
Là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong các chất ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. SO2 được coi là chất gây ô nhiễm trong họ sunfua oxit, là các chất khí gây kích thích mạnh, gây rối loạn chuyển hoá protein và đường, gây thiếu vitamin B, vitamin C và ức chế enzym oxydaza. Giới hạn nồng độ SO2 cho phép trong khu vực sản xuất theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT là 10 mg/m3, trong không khí xung quanh và khu dân cư theo QCVN 05-2009 là 0,35 mg/m3.
+ Nitơdioxyt NO2
Khí NO2 là hợp chất có tính oxy hoá mạnh, phát sinh chủ yếu từ chuỗi phản ứng cực tím của oxy với hidrocacbon trong khí thải động cơ. Khí NO2 được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác động đến hệ hô hấp. Hiện nay khí NO2 trong không khí được xem là chất độc hại tiềm tàng gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính, tuy nhiên chưa có số liệu định lượng đầy đủ về vấn đề này. Giới hạn cho phép của khí NO2 trong không khí tại khu vực sản xuất theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT là 10 mg/m3, trong không khí xung quanh và khu dân cư theo QCVN 05-2009 là 0,2 mg/m3.
+ Cacbon dioxyt CO2 : CO2 ở điều kiện thông thường là một loại khí trơ không
màu, không mùi và không dẫn điện, có khối lượng phân tử gấp 1.5 lần so với không khí. Giới hạn nồng độ SO2 cho phép trong khu vực sản xuất theo QĐ 3733/2002/QĐ- BYT là 1800 mg/m3.
*Ô nhiễm hơi hữu cơ: Hơi nhựa phát sinh chủ yếu từ bộ phận gia nhiệt, tạo hạt. Do
nguyên liệu của cơ sở sản xuất là hạt nhựa PP nên trong quá trình sản xuất dưới tác dụng của nhiệt, sẽ phá vỡ cấu trúc của các hạt nhựa, làm cho các hạt nhựa nóng chảy, các chất hữu cơ bay hơi phát thải vào môi trường không khí.