THẢO LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng của tếch (Tectona grandis Linn. F) đối với khí hậu ở huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai (Trang 65)

T, M và R

4.5. THẢO LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

(1) Đặc điểm khí hậu khu vực huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai có: Nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng trong năm là 26,70C, cao nhất vào tháng 4 (28,40C), thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12 (25,70C). Lượng mưa

trung bình hàng tháng trong năm là 183,9 mm, cao nhất vào tháng 8 (384,1 mm), thấp nhất vào tháng 1 (5,5 mm). Độ ẩm không khí trung bình hàng tháng trong năm là 81%, cao nhất vào tháng 7,8, 9 (88 %), thấp nhất vào tháng 2 và 3 (71 %). Số giờ nắng trung bình hàng tháng trong năm là 210,1 giờ, cao nhất vào tháng 3 (210,1 giờ) thấp nhất vào tháng 9 (165,4 giờ). Hệ số thủy nhiệt trung bình là 2,3 cao nhất xuất hiện vào tháng 9 (4,56); thấp nhất xuất hiện vào tháng 1 (0,08). Khí hậu ở khu vực huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai có 1 tháng kiệt (tháng 1), 3 tháng hạn (tháng 2, tháng 3, tháng 12).

(2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, số vòng năm của tếch tại Định Quán Đồng Nai được thu thập 43 năm, tương ứng với năm lịch từ 1968 đến 2010. Bề rộng vòng năm (Zr) trung bình của tếch trong 43 năm là 5,10 ± 0,305 mm; dao động từ 1,53-9,37 mm; biến động 39,22%, Chuỗi vòng năm có hiện tượng tự tương quan rất cao (0,481) và có tính nhậy cảm cao (0,200). Chỉ số bề rộng vòng năm (Kd) trung bình là 0,99; dao động trong khoảng 0,49 - 1,57; V% = 25,83%. Chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của Tếch có tính nhạy cảm cao (0,362).

(3) Bề rộng vòng năm của tếch (Zr) trong 43 năm (1968 – 2010) biến đổi theo tuổi (A) có thể mô tả bằng hàm số mũ có dạng:

Zr = 5,06813*exp(-0,0594907*A) + 3,33017 R2 = 25,4%; Se = 0,68; P < 0,01.

Bề rộng vòng năm trung bình trong 43 năm là 5,10 ± 0,305 mm; dao động từ 1,53-9,37 mm; biến động 39,22%, Chuỗi vòng năm có hiện tượng tự tương quan rất cao (0,481); điều đó chứng tỏ bề rộng vòng năm có khuynh hướng thay đổi rõ rệt theo tuổi, chuỗi vòng năm của Tếch có tính nhạy cảm cao (0,200)

(4) Chỉ số bề rộng vòng năm (Kd) trung bình là 0,99; dao động trong khoảng 0,49 - 1,57; V% = 25,83%. Chỉ số tăng trưởng bề rộng vòng năm của

Tếch có tính nhạy cảm cao (0,362) điều đó thể hiện bề rộng vòng năm thay đổi không chỉ theo thời gian, mà còn theo điều kiện môi trường. Chỉ số bề rộng vòng năm của Tếch ở năm sau (Kds) và năm trước đó (KT) tồn tại tự tương quan âm khá cao (r = -558; P < 0,001). Mô hình mối quan hệ giữa Kds

với KdT có dạng:

Kds = 1.5705 – 0,5768*KdT

r = -0,558; P < 0,01; Se = 0,2163.

(5) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng nhiệt độ vao các tháng 1, 3, 4, 5, 6, 7 có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng Kd của tếch và ngược lại sự gia tăng nhiệt độ các tháng 2, 8, 9, 10, 11, 12 đều ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng Kd của tếch. Tuy nhiên, chỉ có nhiệt độ tháng 1, tháng 9 và tổng nhiệt tháng 11 – 12 là thực sự có ảnh hưởng chặt chẽ đến tăng trưởng vòng năm của tếch.

(6) Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng lượng mưa tháng 8, 10, 11, 12 sẽ ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của tếch. Ngược lại, sự gia tăng lượng mưa vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 sẽ anh hưởng xấu tới sự tăng trưởng bề rộng vòng năm của tếch. Tuy nhiên, phân tích vai trò của lượng mưa đến tăng trưởng vòng năm của tếch chỉ cho thấy lượng mưa các tháng M11, M12, M1-4, M11-12, M11-3 là có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng vòng năm của tếch.

(7) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng độ ẩm không khí các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Kd của tếch và ngược lại gia tăng độ ẩm không khí các tháng tháng 8, 9, 10, 11, 12 đều ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng Kd của tếch. Tuy nhiên, khi xét vai trò thực sự của độ ẩm không khí đến tăng trưởng Kd của tếch chỉ có độ ẩm các tháng 1, 2, 7, 9, 11 và 11-12 là ảnh hưởng rõ ràng.

(8) Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng số giờ nắng từ đến tháng 8 đều có ảnh hưởng tốt tới tăng trưởng vòng năm của tếch. Ngược lại sự gia tăng số giờ nắng các tháng con lại trong năm đều có ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng vòng năm của tếch. Tuy nhiên khi xét vai trò thực sự của số giờ năng đến tăng trưởng Kd của tếch chỉ có tháng 6, 7 và 11-12 là ảnh hưởng rõ ràng.

(9) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng hệ số thủy nhiệt các tháng K1, K8, K10, K11, K12, K11-12 đều có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng Kd của tếch. Ngược lại, sự gia tăng hệ số thủy nhiệt các tháng còn lại trong năm đều có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Kd của tếch. Tuy nhiên, chỉ có K11-12

ảnh hưởng rõ ràng đến tăng trưởng Kd của tếch.

(10) Kết quả nghiên cứu phản ứng tổng hợp các yếu tố khí đến tăng trưởng Kd của tếch đã chi ra rằng, sự tăng trưởng Kd của tếch phụ thuộc chủ yếu vào M11-12 và R11-12. Giữa Kd với M11-12 và R11-12 tồn tại mối quan hệ dưới dạng: Kd = 0,291* M11-12 + 0,519*R11-12.

(11) Phân cấp điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với tăng trưởng Kd của tếch dựa vào hai yếu tố M11-12 và R11-12 (Gọi X là tổng số cấp độ ẩm không khí và lượng mưa tháng 11 – 12) thì giữa Kd và X có mối quan hệ theo hàm: Kd = 0,403668 + 0,0909961*X. Tổng số cấp thời tiết từ 7 trở lên đều có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng Kd của tếch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng của tếch (Tectona grandis Linn. F) đối với khí hậu ở huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w