Phân tích hệ thống từ trên xuống

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 32)

Kỹ thuật phân mức hay còn gọi là kỹ thuật top-down-anlysis tiến hành sự phân tích chức năng của hệ thống bằng cách đi dần từ một mô tả cụ thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhiều mức. Sự chuyển dịch từ một mức tới một mức tiếp theo thực chất là sự phân rã chức năng. Đây là quá trình triển khai theo một cây, chính vì vậy mà phương pháp này còn có tên là phương pháp phân tích có cấu trúc.

Có 2 cách vận dụng kỹ thuật phân mức: Dùng biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu.

Với FHD, thì phân tích từ trên xuống bằng cách triển khai dần cây phân cấp từ gốc đến ngọn lần lượt qua các mức. Để triển khai từ một mức xuống mức dưới nó ta cần xem xét từng chức năng và đặt câu hỏi: Để hoàn thành chức năng đó thì phải hoàn thành các chức năng con nào. Chức năng ở mức gốc (Mức 0) thể hiện nhiệm vụ tổng quát của hệ thống.

Hình 5.1: Một sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống tín dụng Ngân hàng

Việc phân tích FHD thực chất là sự phân rã các chức năng là đơn giản, dễ làm và tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả thu được cũng rất đơn giản, các chức năng trong hệ thống là rời rạc.

Với DFD quá trình phân tích được thành lập dần dần các DFD diễn tả các chức năng của hệ thống theo từng mức. Mỗi mức là một tập hợp các DFD.

+Mức khung cảnh (Mức bối cảnh, ngữ cảnh, mức 0) chỉ có một DFD với chức năng duy nhất: Thể hiện chức năng tổng quát của hệ thống và các luồng thông tin trao đổi với tác nhân ngoài.

Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 33

+Mức dưới đỉnh: Mỗi mức gồm nhiều DFD (DFD định nghĩa/giải thích) được thành lập từ cách phân rã các DFD trong mức 1.

Hình 5.2: Một sơ đồ DFD mức đỉnh cho hệ thống tín dụng Ngân hàng

Hình 5.3: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh, định nghĩa chức năng Cho vay

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)