XUẤT NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐO

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH (Trang 26)

ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

1. Nội dung về đo đạc, lập hồ sơ địa chính quy định trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Luật Đất đai (sửa đổi)

1.1. Quy địnhvề lập, chỉnh lý bản đồ địa chính

1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.

1.2. Quy định về hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số.

2. Dự thảo nội dung về đo đạc, lập hồ sơ địa chính trong dự thảo Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi)

Trên cơ sở những quy định tại dự thảo Luật Đất đai về đo đạc, lập hồ sơ địa chính, để thực hiện các quy định này dự thảo Nghị định quy định về đo đạc, lập hồ sơ địa chính cần có những nội dung cơ bản sau:

2.1. Hướng dẫn xác định đường mép nước ven biển

1. Phạm vi quản lý đất đai của các địa phương giáp biển được xác định theo đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong 5 năm.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đo đạc, lập bản đồ đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xác định thống nhất phạm vi quản lý đất đai của từng địa phương giáp biển.

2.2. Đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính

1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện vị trí, ranh giới các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạmvi cả nước.

2.3. Xác định thửa đất

1. Thửa đất mà trên đó có một mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:

a) Thửa đất có ranh giới xác định trong quá trình sử dụng đất;

b) Thửa đất có ranh giới được xác định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;

c) Thửa đất có ranh giới được xác định khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi là tách thửa) do yêu cầu của quản lý hoặc yêu cầu của người sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

2. Thửa đất mà trên đó có nhiều mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp mà xác định được ranh giới phân chia giữa các mục đích sử dụng thì thửa đất được xác định theo từng mục đích sử dụng;

b) Trường hợp có mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng phụ được sử dụng theo mùa vụ trong năm hoặc sử dụng đồng thời trên diện tích đất đó thì thửa đất được xác định như quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định mục đích sử dụng chính và mục đích sử dụng phụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 của Nghị định này.

2.4. Hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người quản lýđất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

2. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng với số hiệu của các thửa đất khác trong phạm vi cả nước.

3. Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất.

4. Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; bản gốc được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính.

5. Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đầu tư tin học hoá hệ thống hồ sơ địa chính.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số; hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số; quy định lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số./.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)