Mô hình truy xuất dữ liệu sử dụng Hibernate Framework

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Mô hình kiến trúc tối ưu để xây dựng ứng dụng Portal (Trang 54)

3. Mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu

3.2. Mô hình truy xuất dữ liệu sử dụng Hibernate Framework

Hibernate là một framework cho phép thực hiện ánh xạ các đối tượng và sơ sở dữ liệu đồng thời cung cấp một dịch vụ truy vấn thông qua một hệ lệnh gọi là HQL (Hibernate Query Language).

Đặc điểm của Hibernate là có thể thực hiện được với mọi cơ sở dữ liệu mà không cần thay đổi lại các câu lệnh. Nếu muốn thay đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu thì chỉ cần thay đổi cấu hình để truy xuất tới hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của Hibernate Framework.

Bên cạnh ưu điểm này thì việc sử dụng Hibernate cũng có nhược điểm là làm cho việc thực hiện truy vấn sẽ chậm hơn là cách truy vấn trực tiếp thông qua JDBC. Tuy nhiên việc tốc độ chậm đi này là không đáng kể. Bởi vậy Hibernate vẫn được sử dụng hàng ngày càng rộng rãi nhờ những ưu điểm không thể tranh cãi của nó.

3.2.2. Đề xuất mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu

Như ở phần trên đã đề cập các ứng dụng Portal (Portlet) được sản xuất ra cần phải có khả năng làm việc với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau. Bởi vậy cần phải có mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu hợp lý. Mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu truy xuất cơ sở dữ liệu này phải đảm bảo không phụ thuộc vào các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Trong mô hình truy xuất này việc thực hiện truy xuất cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua Hibernate Framework. Các câu lệnh truy vấn sẽ được viết theo ngôn ngữ truy vấn HQL. Việc thực hiện truy xuất tới các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ hoàn toàn do Hibernate thực hiện. Hibernate sẽ thực hiện ánh xạ giữa ngôn ngữ HQL và SQL đối với từng hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.

Với mô hình truy xuất cơ sở dữ liệu này người sử dụng sẽ không cần quan tâm đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng.

3.3. Các yêu cầu đối với mô hình kiến trúc

- Tuân thủ mô hình MVC

Như đã phân tích ở các phần trên chúng ta thấy đối với các ứng dụng Web nói chung và các ứng dụng Portal nói riêng thì mô hình kiến trúc MVC là mô hình phù hợp. Bởi vậy nên mô hình kiến trúc được lựa chọn cần phải sử dụng mô hình MVC.

- Tuân thủ 100% JSR 168

Như chúng ta đã đề cập ở phần trên việc tuân thủ chuẩn JSR 168 là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tính sẫn sàng cho việc thay đổi thành phần lõi của hệ thống. Bởi vậy mô hình kiến trúc đưa ra phải đảm bảo việc tuân thủ chặt chẽ JSR 168.

Hình 3.8: Mô hình kiến trúc Portlet

Kiến trúc của Portlet tuân thủ chặt chẽ mô hình MVC. Mọi thông tin được gửi đến hệ thống thông qua Portlet Container sẽ được thành phần điều khiển (Controller) tiếp nhận xử lý.

Quá trình xử lý sẽ được thực hiện bởi các Action cụ thể tại đây các mô hình nghiệp vụ sẽ được sử dụng để giải quyết các bài toán nghiệp vụ cụ thể. Nếu cần thiết hệ thống sẽ truy xuất đến các tác nhân ngoài như hệ thống quản lý File các dịch vụ WebServeice hoặc các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua Hibernate Framework.

Sau khi xử lý kết quả sẽ được gửi đến tầng hiển thị để thực hiện việc hiển thị. Tại tầng hiển thị (View) các File JSP thực hiện việc hiển thị thông tin đến người sử dụng.

Thành phần Controller và các Action sẽ tuân thủ các phương thức được định nghĩa trong đặc tả JSR 168. Điều này sẽ đảm bảo hệ thống vừa tuân thủ JSR 168 đồng thời vẫn sử dụng được mô hình MVC chuẩn

Kết luận

Trong thời gian tốt nghiệp, em đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để hoàn thành các công việc được giao. Kết hợp với các kiến thức đã học ở nhà trường đã giúp em tìm hiểu kỹ, hiểu sâu về các khía cạnh của vấn đề.

Trên đây là phần trình bày đề tài tốt nghệp: Tìm hiểu về Portlet và ứng dụng trong cổng giao tiếp điện tử.

Để đảm bảo việc xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các ứng dụng Portal (Portlet) thì việc đưa ra một mô hình kiến trúc chuẩn cho các ứng dụng Portal là rất cần thiết. Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mô hình phát triển Web cũng như các tính chất cơ bản của Portal thì mô hình được lựa chọn để sử dụng là mô hình MVC kết hợp sử dụng các phương thức định nghĩa bởi JSR 168.

Ngoài ra việc truy xuất cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua Hibernate Framework là một ứng dụng trung gian giúp cho việc thực hiện các ứng dụng Portal có thể hoạt động với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.

Song do thời gian và trình độ có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn; giúp em tự tin hội nhập vào mọi môi trường làm việc cụ thể, phục vụ hiệu quả hơn cho xã hội để xứng đáng với tấm bằng kỹ sư Công nghệ thông tin.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2007

SINH VIÊN

Tài liệu tham khảo

1. http://www.upotal.org (Website giới thiệu về giải pháp Upotal)

2. http://SourceForge.net (Website giới thiệu các giải pháp mã nguồn mở) 3. http://aqdesign.net

4. http://www.ansa.com.vn (Website giới thiệu về Portal)

5. http://www.hanoisoftware.com/ (Website giới thiệu phần mềm của hệ thống VIE Portal)

6. dot.net.com (Website giới thiệu đôi nét về Website truyền thống và xu hướng làm việc trên Portal hiện nay

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Mô hình kiến trúc tối ưu để xây dựng ứng dụng Portal (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w