CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán khấu hao TSCĐ.doc (Trang 25 - 29)

4.1.Thực trạng 4.1.1 ưu điểm :

-Các quy định về khấu hao của nước ta hiện nay nhìn chung đã có nhiều nét tương đồng với thế giới, đồng thời cũng đã được thường xuyên cập nhật thay đổi cho phù hợp tình hình chung và những thay đổi ,những yêu cầu trong kế toán hiện đại

- Bộ Tài Chính cũng đã đưa ra những phương pháp khấu hao cho doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với tình hình công ty,các khung khấu hao ,giá trị tài sản ,biểu mẫu cũng đã được đưa ra rõ ràng cũng như có các hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp

- Các quy định về khấu hao của nước ta hiện nay nhìn chung đã có nhiều nét tương đồng với thế giới, đồng thời cũng đã được thường xuyên cập nhật thay đổi cho phù hợp tình hình chung và những thay đổi ,những yêu cầu trong kế toán hiện đại

- Bộ Tài Chính cũng đã đưa ra những phương pháp khấu hao cho doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với tình hình công ty,các khung khấu hao ,giá trị tài sản ,biểu mẫu cũng đã được đưa ra rõ ràng cũng như có các hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp

4.1.2 Nhược điểm

-Hiện nay ,việc phân loại tài sản chưa thực hợp lý nên gây khó khăn cho việc tính khấu hao của Doanh nghiệp.Việc đặt ra một khung giá 10 triệu đồng cho 1 tài sản để đánh giá nó là TSCĐ và cần trích khấu hao khiến một số Doanh nghiệp với quy mô lớn và nhiều tài sản gặp rắc rối trong việc tính khấu hao do có quá nhiều tài sản được coi là TSCĐ và mức này quá nhỏ so với tổng tài sản của doanh nghiệp.Vì vậy,nên chăng có quy định phân chia tscđ theo tỷ lệ nguyên giá so với tài sản Doanh nghiệp hay phân theo Nghành nghề để tiện cho các DN trong việc quản lý và trích khấu hao

- Khung thời gian sử dụng cho từng loại tài sản tuy đã được đưa ra nhưng chưa thật hợp lý bởi cùng một tài sản cố định nhưng sử dụng ở những lĩnh vực sản xuất có tốc độ hao mòn hữu hình cao thì thời gian sử dụng hữu ích chắc chắn phải ngắn hơn những lĩnh vực có tốc độ hao mòn hữu hình thấp

- Thực tế hiện nay cho thấy,đa phần các doanh nghiệp VNchỉ áp dụng một phương pháp khấu hao duy nhất là khấu hao theo đường thẳng.,dù đã có các quy định về việc được phép lựa chọn các phương pháp khấu hao để phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Tuy đây đúng là phương pháp khấu hao đơn giản nhất nhưng Việc áp dụng cứng nhắc này sẽ không phù hợp cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong các nghành có tốc độ thay đổi công nghệ nhanh,cần hoàn vốn để đầu tư tranng thiết bị,không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay đặc biệt khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn bất ổn và cũng tạo ra sự không phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

- Nhiều doanh nghiệp do tính tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý nên dẫn đến tình trạng khấu hao hết nguyên giá mà tài sản vẫn được sử dụng rất thường xuyên trong DN,số tài sản này chiếm tỷ lệ lớn trong DN gây khó khăn cho việc quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh Hay lại bị thanh lý với giá quá thấp gây tổn thất cho DN

-Việc tính khấu hao tròn ngày như hiện nay khá phức tạp

4.2. Kiến nghị4.2.1 Với DN: 4.2.1 Với DN:

-Chú ý nghiên cứu chọn phường pháp khấu hao phù hợp DN .Có thể lập ban thẩm định ,tư vấn hoặc xin tư vấn từ những chuyên gia

- Quản lý theo dõi TSCĐ đã hết khấu hao giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.có thể tổ chức xem xét đánh giá lại nguyên giá tài sản định kỳ cũng như kết hợp kiểm kê để phát hiện các tài sản thiếu,mất ,hết thời gian khấu hao mà vẫn được tính khấu hao. Tổ chức kiểm kê định kỳ và xem xét các tài sản đã khấu hao hết cũng như có thể lập ban kiểm định gồm những người có chuyên

môn và kinh nghiệm để xem xét việc tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cho hợp lý

- cần kiểm tra nghiêm ngặt tình hình tăng, giảm TSCĐ trong doanh nghiệp.

4.2.2 Với các cơ quan nhà nước

- Chú ý hoàn thiện,thống nhất quy đinh về phân loại TSCĐ cũng như tính nguyên giá ,khấu hao.

- Xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp ở Việt Nam đó là doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là của nhà nước (là doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là các cá nhân đóng góp. Ta thấy rằng từ 2 loại hình sở hữu vốn này có xuất hiện một khuynh hướng đối với quản lý công tác khấu hao như sau: Hầu hết đối với những doanh nghiệp vốn là của các cá nhân đóng góp. Tuy rằng cũng như các loại hình doanh nghiệp khác đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng công tác thu hồi vốn trong đó có thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ được họ quan tâm đặc biệt. Họ tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh công tác thu hồi vốn đối với những TSCĐ đã đầu tư này (nhằm bảo toàn vốn cũng như giảm sự tác động của thuế thu nhập). Còn đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước do vốn chủ sở hữu là của nhà nước nên trong công tác quản lý và kế toán họ tìm các biện pháp để kéo dài thời gian khấu hao hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn khấu hao, chỉ cốt sao cuối cùng duy trì thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu. Họ ít quan tâm đến sự trượt giá trị thị trường đối với những tài sản, nhằm mục đích để tăng lợi nhuận, lập quỹ phân phối theo chính sách của nhà nước cũng như để báo cáo các thành tích của doanh nghiệp. Do đó sẽ làm chậm công tác thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc phân loại TSCĐ và áp dụng phù hợp với các phương pháp khấu hao sẽ hạn chế được các vấn đề trên

- Có thể xem xét việc đem giá trị thu hồi ước tính vào công thức khấu hao và có những hướng dẫn cụ thể hoặc ban kiểm đinh đánh giá ước tinh về giá trị thu hồi cũng như tính tỷ lê khấu hao đối với các loại TSCĐ trong những nghành cụ thể.

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán khấu hao TSCĐ.doc (Trang 25 - 29)