B 1-Bé chạy lon ton trên sân.

Một phần của tài liệu Giao an lop 5 tuan 7 (Trang 29 - 32)

1-Bé chạy lon ton trên sân.

2-Tàu chạy băng băng trên đường ray.

3-Đồng hồ chạy đúng giờ.

4-Dân làng khẩn trương chạy lũ.

- Sự di chuyển nhanh bằng chân.(d) - Sự di chuyển nhanh của phương tiện giap thông.(c)

- Hoạt động của máy móc. (a) - Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. (b)

Bài tập 2 :HS đọc yêu cầu của bài. GV giao việc : các em chọn nghĩa ở dòng a, b hoặc c sao cho đúng nét nghĩa với cả 5 từ chạy ở 5 câu của BT1.

- HS làm bài vào vở + trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng : dòng b(sự vận động nhanh). Bài tập 3 : Cách tiến hành như bài tập 2.

- GV chốt lại lời giải đúng : Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc (ăn cơm).

Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu của bài, GV giao việc :

- Các em chọn từ đi hoặc từ đứng, đặt hai câu với hai nghĩa của từ đã chọn.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả – lớp nhân xét.

- GV nhận xét, khen nhóm đặt câu đúng, câu hay. 3 . củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

Yêu cầu HS về nhà làm lại BT4 vào vở.

ĐẠO ĐỨC: TIẾT 7

NHỚ ƠN TỔ TIÊN.

I.mục tiêu:Học xong bài này, HS biết:

- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, họ hàng.

- Thể hiện lòng biết ơn tỏ tiên và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. - Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II-tài liệu và phương tiện :

- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

- Các câu ca dao , tục ngữ, thơ, truyện…nói về lòng biết ơn tổ tiên. III.các hoạt động dạy-học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới : a. Giới thiệu bài: b-Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 2HS đọc truyện Thăm mộ. HS thảo luận theo nhóm.

H: - Nhân ngày tết cổ truyền bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?

- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.

Các nhóm khác nhận xét .

kết luận:- Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.

Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK

-Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. -Cách tiến hành:

1. HS làm bài tập cá nhân. .

2. HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh .

3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi nhận xét bổ sung.

.GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ).

Hoạt động 3: Tự liên hệ

-Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

-Cách tiến hành :

1 -GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.

2 . HS làm việc cá nhân

3- HS trao đổi trong nhóm nhỏ.

4 . GV mời một số HS trình bày bài trước lớp.

5-GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc các em khác học tập theo bạn.

GV nhận xét tiết học :

TOÁN :TIẾT 35

LUYỆN TẬP

mục tiêu:

-Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. -Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.

các hoạt động dạy học chủ yếu: kiểm tra bài cũ :

Bài mới :

Hoạt động 1:Thực hành luyện tập: Bài 1: HS Đọc yêu cầu BT1

- GV giới thiệu mẫu SGK .

-Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số , ta làm thế nào?Có mấy bước? Chuyển các phân số thập phân thành hỗn số gồm có các bước sau:

-Bước 1:(tính ) Lấy tử số chia cho mẫu so áta được thương và số dư .

-Bước 2 : (viết ): Phần nguyên (là thương tìm được ở bước 1) kèm theo một phân số có tử số là số dư (bước 1); mẫu số là mẫu đã cho .

- Yêu cầu HS tự làm và chữa bài, nêu kết quả .

- Khi đã chuyển thành hỗn số , yêu cầu HS viết các hỗn số đó thành số thập phân(quan sát mẫu đã cho).

- GV lưu ý cho HS viết thêm số khôngvào các hàng của phần thập phân sao cho số chữ số của phần thập phân bằng số chữ số không của mẫu số phân số thập phân.

Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài.

Yêu cầu HS chuyển các phân số thập phân sang số thập phân và đọc các số thập phân đó .

GV nhận xét sửa sai .

Bài 3 :HS nêu yêu cầu của bài . Viết số thích hợp vào chỗ chấm .

GV giới thiệu mẫu (SGK) : Mẫu : 2,1 m = 21 dm GV tổ chức cho HS làm theo cặp để kiểm tra nhau. Bài 4 : Yêu cầu HS nêu đề bài và thực hiện .

Khi chữa bài, GV cho HS nhắc lại các cách chuyển đổi đã học ở các bài trước ( nêu tính chất bằng nhau của phân số ). (Bài tâp này có thể cho về nhà để chuẩn bị cho tiết học số thập phân bằng nhau vào tiết học sau.)

3 ) củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học .

TẬP LAØM VĂN :TIẾT 14

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I - mục tiêu:

Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.

II – đồ dùng dạy – học:

-Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. -Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước. Kiểm tra bài cũ:

Daỵ bài mới: 1. Giới thiệu bài :

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập

- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS

- 1HS đọc đề bài.

- HS đọc thầm đề bài.

- GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng lớp. GV : để viết đoạn văn hay các em cần chú ý mấy điểm sau đây:

-Chọn phần nào trong ý.

-Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn.

-Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật thú vị em sẽ trình bày trong đoạn. -Các câu trong đoạn văn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.

-Xác định câu mở đoạn và câu kết thúc.

- HS viết đoạn văn.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.

- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.

3.củng cố, dặn dò

Một phần của tài liệu Giao an lop 5 tuan 7 (Trang 29 - 32)