1. 4 Tình huống học tập trong dạy học vật lí
3.3. Phương pháp thực nghiệm
- Điều tra, khảo sát đặc điểm, tình hình dạy và học vật lí ở trường chọn làm thực nghiệm sư phạm: điều tra cơ bản để nắm bắt thông tin cần thiết về các lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đã soạn, lớp đối chứng dạy theo cách GV hay dùng.
- Dự giờ, quan sát, ghi chép các hoạt động của GV và HS. Sau mỗi tiết học, tôi sẽ trao đổi với GV hướng dẫn và HS về bài học để bổ sung, điều chỉnh tiến trình dạy học như đã dự kiến và rút kinh nghiệm kịp thời cho những tiết sau.
- Tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng (Nội dung kiểm tra trình bày ở phụ lục 1 và 2).
- Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
yếu dựa trên hai cơ sở là mức độ tích cực nhận thức và kết quả định lượng của các bài kiểm tra.
Về mặt định tính: Để đánh giá mức độ tích cực nhận thức tôi căn cứ vào
các biểu hiện sau:
- Số HS tập trung chú ý, tự giác tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập. - Số HS phát biểu, tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận.
- Số lượt HS đề xuất phương án thí nghiệm phù hợp hoặc tìm được cách giải quyết tình huống có tính sáng tạo, độc đáo.
Về mặt định lượng: Chúng tôi cho HS làm các bài kiểm tra kết hợp với
trao đổi cùng GV và HS. Sau đó các bài kiểm tra đều do một người chấm để đảm bảo kết quả thống nhất, khách quan.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, sử dụng phương pháp thống kê toán học tôi tiến hành phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm. Từ đó cho phép đánh giá chất lượng, hiệu quả của phương pháp dạy học theo ý tưởng của đề tài cũng như kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kế hoạch thực nghiệm sư phạm đã không diễn ra như dự kiến, tuy nhiên qua việc thực nghiệm một số bài trong chương “Chất khí” Vật lí 10 (Nâng cao), tôi nhận thấy rằng:
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học không những giúp HS chủ động nắm vững kiến thức mà còn được bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm, được rèn luyện thêm kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Việc cho HS tham gia tham gia đề xuất, thảo luận, thực hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV đã khêu gợi trí tò mò, sự ham hiểu biết, tạo điều kiện cho HS tự lực hoạt động tìm tòi sáng tạo.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học đã có những tác dụng nhất định, bước đầu khẳng định tính đúng đắn của đề tài.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua việc làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh theo tiến trình xây dựng tri thức khoa học, tôi thấy rằng có thể xây dựng quá trình dạy học có các pha phù hợp với chu trình sáng tạo khoa học.
Trên cơ sở nghiên cứu SGK và tài liệu bộ môn Vật lí 10, đề tài đã thực hiện: - Đưa ra nội dung kiến thức cơ bản và sơ đồ cấu trúc chương “Chất khí”. - Lập sơ đồ tiến trình xây dựng tri thức, đưa ra mục tiêu kiến thức trong và sau khi học các bài thuộc chương “Chất khí” Vật lí 10 (Nâng cao).
- Soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể các bài thuộc chương “Chất khí” Vật lí 10 (Nâng cao) nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ sáng tạo của học sinh.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài của tôi chỉ nghiên cứu nội dung kiến thức thuộc chương “Chất khí” Vật lí 10 (Nâng cao). Vì điều kiện không cho phép nên việc tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông là chưa thực hiện được. Việc thực nghiệm, nghiên cứu, mở rộng và hoàn thiện đề tài sẽ được thực hiện trong thời gian tới với tư cách là một giáo viên vật lí.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng phương pháp trên cho các phần khác trong chương trình vật lí THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức mới.
Vì vậy, với việc áp dụng lí luận về tổ chức tình huống học tập và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh vào thực tế, tôi tin chắc rằng nó sẽ đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu của xã hội mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Đồng, An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Lưu Văn Tạo
(1980), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Qúy Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Khiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường (2012),
SGK Vật lí 10 (nâng cao), NXB Giáo dục.
[4] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Qúy Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Khiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường (2012),
SGV Vật lí 10 (nâng cao), NXB Giáo dục.
[5] Lê Nguyên Long, Nguyễn Đức Thâm (1966), Phương pháp giảng dạy vật
lí, NXB Giáo dục.
[6] Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng,
Bùi Minh Hiền (2006), Giáo dục học (tập 1), NXB Đại học Sư phạm.
[7] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
[8] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHQG
Hà Nội.
[9] Phạm Hữu Tòng (1998), Chức năng tổ chức kiểm tra, định hướng hành
động của dạy học.
[10] Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định
hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm.
[11] Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, NXB
Giáo dục.
[12] Phạm Hữu Tòng (1996), Tổ chức tình huống học tập và định hướng hành
động tự chủ nhận thức vật lí của học sinh, Bài giảng chuyên đề cao học.
[13] Phạm Hữu Tòng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật
lí, Bài giảng chuyên đề cao học.
[14] Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
PHỤ LỤC 1 PHIẾU HỌC TẬP 1. Kết quả thí nghiệm: Lần đo 1 2 3 4 V (cm3) P (105Pa) pV
Mối quan hệ giữa áp suất và thể tích: ……….. 2. Đồ thị P-V
P (105Pa)
O
Dạng của đường đẳng nhiệt: ……… 3. Vận dụng:
Câu 1: Biểu thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ-Mariốt?
A. p 1 V
B. V 1 p
C. V p D. p V1 1 p V2 2
Câu 2: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
Câu 3: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất khí tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần O O O O T V T T P V P V A B C D V (cm3)
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (15 phút)
Câu 1(1đ): Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích B. Khối lượng C. Nhiệt độ tuyệt đối D. Áp suất Câu 2(1đ): Ghép nội dung ở cột A với nội dung tương ứng của cột B:
A B
1. Trạng thái của một lượng khí
a) trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất của khí tỉ lệ nghịch với thể tích.
2. Quá trình là b) được xác định bằng các thông số p, V và T.
3. Quá trình đẳng nhiệt là c) sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
4. Đường đẳng nhiệt d) trong hệ tọa độ (p, V) là đường hypebol.
5. Đẳng quá trình là e) quá trình trong đó nhiệt độ không đổi.
6. Định luật Bôi-lơ–Ma-ri- ốt được phát biểu là
f) thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.
g) quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi.
1- … 2- … 3- … 4- … 5- … 6- … Câu 3(1đ): Hãy chọn câu đúng:
Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong đơn vị thể tích A. tăng, tỉ lệ thuận với áp suất. B. không đổi.
Câu 4(1,5đ): Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt? A. p V1 1 p V2 2 B. 1 2 1 2 p p V V C. 1 1 2 2 p V p V D. pV
Câu 5(1,5đ): Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
Câu 6(2đ): Một lượng khí ở 180C có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích khí nén là:
A. 0,214 m3 B. 0,286 m3 C. 0,300 m3 D.0,312 m3
Câu 7(2đ): Người ta điều chế khí hiđro và chứa vào bình lớn dưới áp suất 1atm, ở nhiệt độ 200C. Thể tích khí phải lấy ra từ bình lớn để nạp vào bình nhỏ thể tích 20 lít, áp suất 25 atm là bao nhiêu? Coi nhiệt độ không đổi.
A. 400 lít B. 500 lít C. 600 lít D. 700 lít O O O O V P V T P V T P A B C D
PHỤ LỤC 3
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (15 phút)
Câu 1(1đ): Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho biết mối quan hệ giữa các đại lượng nào?
A. nhiệt độ tuyệt đối và áp suất. B. nhiệt độ tuyệt đối và thể tích. C. áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối. D. thể tích và áp suất.
Câu 2(1đ): Phương trình trạng thái của khí lí tưởng là? A. 1 1 2 2 1 2 p V p V T T B. 1 1 2 2 1 2 p T p T V V C. 1 1 2 2 1 2 TV T V p p D. 2 1 1 2 1 2 T V TV p p
Câu 3(1đ): Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng.
B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm.
C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ. D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
Câu 4(1đ): Mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của một lượng khí trong
quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của
khí lí tưởng?
A. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín. C. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
D. Nung nóng một lượng khí trong một xi lanh có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển.
Câu 5(2đ): Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 50 cm3 khí hiđro ở áp suất 750 mmHg, nhiệt độ 270C. Tính thể tích ở áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 00C ?
Câu 6(2đ): Một lượng khí với các thông số trạng thái: 1atm, 10 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3atm, thể tích giảm còn 7 lít. Nhiệt độ của khí nén là bao nhiêu?
A. 610K B. 620K C. 630K D. 640K
Câu 7(2đ): Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ô xi ở nhiệt độ 270C, áp suất 5atm. Thể tích của lượng khí này ở áp suất 1atm và nhiệt độ 00C là bao nhiêu? A. 69 lít B. 91 lít C. 93 lít D. 95 lít