cạnh tranh Độ quan trọng Các khách sạn Golden Lake Ha Noi Imperial Golden Sun Lake View Xếp loại Tổng điểm quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Năng lực Nguồn vốn 0.1 3 0.3 3.3 0.33 2.6 0.26 Năng lực quảntrị 0.05 3.5 0.175 4 0.2 3 0.15 Chất lượng nguồn nhân lực 0.15 3.9 0.585 4.1 0.615 2.8 0.42 Cơ sở vật chất kĩ thuật 0.1 3.8 0.38 4.2 0.42 3.5 0.35 Tiềm lực nghiên cứu 0.1 3.2 0.32 3.5 0.35 2.7 0.27 Chất lượng sản phẩm 0.1 3.9 0.39 3.9 0.39 3.2 0.32 Năng lực cạnh Chính sách giá 0.1 3.1 0.31 3.4 0.34 2.8 0.28 Mạng lưới phân phối 0.15 3.3 0.495 3.7 0.555 3.1 0.465 Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán 0.05 2.8 0.14 3.5 0.175 2.7 0.135 Uy tín, thương hiệu 0.1 3.8 0.38 4 0.4 3.4 0.34 Tổng điểm 1 3.475 3.775 2.99
Biểu đồ :So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn
Qua bảng, biểu nhận thấy khách sạn Golden Lake ( CTCP Lê Minh Trung) có tổng điểm quan trọng xếp sau tổng điểm quan trọng của khách sạn Ha Noi Imperial và xếp trên khách sạn Golden Sun Lake View. Cụ thể như sau:
So sánh giữa khách sạn Golden Lake và khách sạn Hà Nội Imperial ta thấy: Hầu hết các năng lực của khách sạn Golden Lake đều yếu hơn khách sạn Hà Nội Imperial, chỉ có chất lượng sản phẩm được xếp ngang nhau. Vì vậy, để tiến gần hơn với xếp hạng của Hà Nội Imperial, khách sạn không những phải khắc phục những hạn chế mà còn phải phát huy và hoàn thiện hơn nữa các năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh chính.
So sánh giữa khách sạn Golden Lake và khách sạn Golden Sun Lake View cho kết quả như sau: Các năng lực cạnh tranh của khách sạn đều hơn về điểm xếp hạng, tuy nhiên số điểm chênh lệch không nhiều như : quảng cáo và xúc tiến bán hàng, mạng lưới phân phối…vì thế, khách sạn Golden Lake nếu không muốn bị thua trong thị trường kinh doanh này thì ban lãnh đạo khách sạn cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn nữa.
Như vậy, không còn cách nào khác đó chính là việc CTCP Lê Minh Trung phải đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề nâng cao NLCT của DN mình.
4.3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Lê minh Trung.
Dựa vào những phân tích và thực trạng NLCT của Công ty CP Lê Minh Trung và những định hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, em xin đưa ra một số giải pháp nâng cao NLCT của CTCP Lê Minh Trung, cụ thể gồm: nhóm giải pháp nâng cao NLCT nguồn và nhóm giải pháp NCNL thị trường.
4.3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn của công ty. 4.3.2.1.1 Khắc phục tình hình tài chính của công ty.
Thông qua kết quả của số phiếu điều tra tại khách sạn cho chúng ta thấy rằng vấn đề tài chính còn hạn chế trong việc đầu tư, nâng cấp số lượng sản phẩm, bổ sung các dịch vụ bổ sung. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn, ban giám đốc cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề huy động vốn nhằm đầu tư vào việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Huy động nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng.
- Huy động nguồn vốn bằng việc vay các đối tác kinh doanh, bạn bè ( do khách sạn là khách sạn cổ phần).
- Liên kết hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
4.3.2.1.2 Nâng cao năng lực quản trị.
Tăng cường năng lực của các bộ phận quản lý về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết : kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp,…để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.
4.3.2.1.3 Giải pháp cho phát triển nguồn nhân sự.
Qua kết quả điều tra, phải khẳng định rằng nhân sự là một năng lực cạnh tranh được khách sạn Golden Lake rất quan tâm. Chất lượng nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt về chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên. Mặc dù chiến lược nhân sự đã gặt hái được nhiều thành công nhưng em xin đóng góp một số ý kiến sau nhằm phát huy năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực hiện tại và tương lai, đồng thời nhằm phát huy hết tiềm năng của đội ngũ nhân viên mà có thể do tiềm lực còn hạn chế cùng các điều kiện khó khăn khác nên chưa thực sự quan tâm như:
- Cần có sự quan tâm hơn nữa tới đời sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về mặt vật chất và tinh thần: vấn đề lương, thưởng, phạt phải được áp dụng một cách hợp lý, công bằng tránh mất đoàn kết nội bộ, tổ chức các cuộc thăm, viếng, động viên các nhân viên khi họ gặp chuyện buồn…
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân viên đượcao trình độ nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng tại khách sạn theo định kỳ, đồng thời có mức lương xứng đáng, khuyến khích sự sáng tạo phát huy tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng nội quy, quy chế trong khách sạn đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý, không gây ức chế trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, và khách hàng, tạo nên tinh thần, thái độ tự giác.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý.
- Tuy nhiên với từng bộ phận thì quản lý phải có sự kiểm tra theo dõi nhân viên của mình trong quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm, dịch vụ để phát hiện những việc làm sai, tinh thần lao động chưa đúng quy định và có biện pháp hướng dẫn, nhắc nhở kịp thời. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đoàn kết tự học hỏi lẫn nhau giữa các nhân viên… để tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất.
- Cần lập hồ sơ khách hàng để theo dõi tình hình khách hàng đến với khách sạn như thế nào trong các tháng, quý, năm đồng thời để ghi nhớ khách ( nhớ tên khách, nghề nghiệp, nơi ở, sở thích) để có sự quan tâm đúng mực với từng đối tượng khách.
4.3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường của công ty. 4.3.2.2.1 Giải pháp cho chính sách giá .
Trong nền kinh tế hiện nay, chính sách giá cả là một chính sách khá quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Với mỗi doanh nghiệp, để xây dựng cho mình một chính sách giá phù hợp là điều không không dễ. Qua thời gian thực tập và qua phần xử lý dữ liệu phần 3.3 tại khách sạn Golden , em thấy rằng khách sạn Golden Lake đang sử dụng chính sách giá cao để thể hiện đúng chất lượng và quy mô của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp trong khu vực. Chính sách giá này đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế nhưng trước nhiều đối thủ cạnh tranh, để giữ cho mình được lợi thế đó khách sạn Golden Lake cần cố gắng nhiều hơn nữa. Dưới đây là một số giải pháp về chiến lược giá của khách sạn Golden Lake:
Khách sạn Golden Lake đã đưa ra chính sách giá cao hơn các khách sạn bên cạnh để khẳng định được quy mô và chất lượng dịch vụ của mình so với đối thủ. Tuy nhiên một điều đáng quan tâm là việc khách sạn Golden Lake rất khó để theo đuổi chính sách giá thấp vì vấn đề lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào. Do khách sạn Golden Lake đang theo đuổi chính sách chất lượng tốt nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu những khách hàng quen thuộc cũng như những khách hàng mới đến lưu trú tại khách sạn lần đầu. Do đó, khách sạn cần hết sức lưu ý đến vấn đề lựa chọn nguồn nguyên liệu để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn làm tăng tính thẩm mỹ ở mỗi sản phẩm dịch vụ làm ra. Để làm được điều đó, khách sạn cần:
( nhất là bộ phận nhà hàng) có như thế mới đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp. Mặt khác có nhiều mối quan hệ với nguồn hàng còn đảm bảo cho chính sách giá cả luôn ổn định, không dễ xảy ra sự biến động ( tăng) về giá một cách đột ngột như thế làm mất lòng tin ở khách.
- Đưa ra các mức giá sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh bằng cách tăng cường quản lý chi phí. Do giá được cấu tạo nên từ chi phí nên khách sạn cần có cơ cấu chi phí của khách sạn hợp lý sao cho mức chi phí và tỷ suất chi phí giảm mà vẫn thu được lợi nhuận. Khách sạn cần phải hài hòa số lượng lao động giữa các bộ phận đồng thời có sự linh hoạt trong việc bố trí phân công lao động để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo năng suất lao động.
Để tăng tính hiệu quả của việc cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh, khách sạn Golden Lake nên sử dụng các giải pháp sau:
Do khách sạn chủ yếu tập trung kinh doanh dịch vụ lưu trú chỉ có một vài dịch vụ bổ sung nên khách sạn cần phát triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ theo chiều rộng và cả chiều sâu để có các mức độ giá khác nhau để có thể hấp dẫn nhiều đối tượng khách, mở rộng thị phần của khách sạn trên thị trường do hiện tại khách sạn phân chia mức giá theo hướng của phòng ( loại phòng nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, loại phòng nhìn ra phố, và loại phòng chỉ nhìn ra cửa sổ giếng trời).
- Nếu như các đối thủ cạnh tranh giảm giá để thu hút khách hàng thì khách sạn có thể vẫn giữ nguyên giá nhưng tăng thêm dịch vụ bổ sung miễn phí cho khách.
- Khách sạn có thể đặt giá một số dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để giành lợi thế về giá trên từng phân đoạn thị trường.
- Luôn chú ý theo dõi, phân tích chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ để có chính sách linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm, qua đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho khách sạn.
với nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Lượng khách thường tăng giảm theo mùa do đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách thương gia, khách công vụ và khách du lịch. Do vậy, để thu hút đông khách vào những thời kỳ nhất định, khách sạn cần sử dụng chính sách giá đối với những trường hợp đặc biệt.
Mùa hè đang đến , khách đi du lịch thường với mục đích nghỉ biển nên thời gian này lượng khách đến lưu trú tại khách sạn đã bị sụt giảm và đây là ình trạng chung của ngành kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để khắc phục tình trạng vắng khách mùa thấp điểm khách sạn nên có chính sách giá thấp, giá khuyến mại nhằm tăng nhu cầu đi du lịch trong thời gian nhàn rỗi.
Trong quá trình xây dựng chiến lược giá khách sạn cần có sự kết hợp với các sản phẩm du lịch, chiến lược phân phối, xúc tiến quảng cáo. Cần có sự quản lý để không gây lãng phí ở các bộ phận song phải biết rằng tiết kiệm đúng nơi, đúng lúc, tiết kiệm nhưng không gây ảnh hưởng tới chất lượng tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, văn minh phục vụ, văn hóa doanh nghiệp.
4.3.2.2.2 Giải pháp cho việc mở rộng mạng lưới phân phối.
Hiện nay, kênh phân phối mà khách sạn đang sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao đó là : Khách sạn – Đại lý du lịch và kênh : Khách sạn – Các cơ quan, tổ chức ( khách công vụ).
Với vị trí nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội là một lợi thế lớn đối việc các kênh phân phối lựa chọn cho khách lưu trú tại khách sạn. Tuy nhiên, mạng lưới phân phối của khách sạn chỉ mới ở mức trung bình khá cho nên khách sạn Golden Lake cần quan tâm hơn nữa đến chính sách phân phối của mình. Chiến lược phân phối của khách sạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Mở rộng thêm các kênh phân phối khác nhằm kéo được nhiều khách đến nghỉ tại khách sạn, nâng cao hệ số sử dụng phòng, khách sạn có thể mở thêm các kênh phân phối như:
Khách sạn – Công ty lữ hành ở các tỉnh thành trong cả nước – khách hàng. Khách sạn – Trung gian – khách hàng.
Khách sạn có thể mở rộng kênh phân phối của mình qua việc liên hệ với các hãng taxi nhận đưa đón khách, các công ty du lịch, các cá nhân có mối quan hệ vói khách hàng.
Sau khi thiết lập mối quan hệ với các kênh phân phối này khách sạn cần giao tiếp tốt đảm bảo phần trăm tiền hoa hồng cho họ xứng đáng. Qua đó, kiểm tra xem hiệu quả của từng kênh, thường xuyên giám sát các kênh phân phối xem họ đã cung cấp thông tin gì về kinh doanh cho khách sạn, họ có nhiệt tình với khách sạn không…từ đó có thể lựa chọn kênh phân phối tốt nhất cho khách sạn.
Thiết lập mối quan hệ tốt hơn nữa với các đối tác.
- Khách sạn có thể thông qua các công ty du lịch trên các tỉnh thành của cả nước để giới thiệu về khách sạn và sản phẩm của mình.
- Thiết lập mối quan hệ hợp tác làm ăn với các khách sạn trong cùng địa bàn có cấp bậc tương đương với mình để phù hợp với tập khách hàng của mình khi mình có nhu cầu gửi khách hay khi các khách sạn khác có nhu cầu gửi khách.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các bộ, ngành khác, các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận và trên địa bàn.
Để kiểm nghiệm và lựa chọn số lượng kênh, cấp bậc kênh phân phối có hiệu quả, khách sạn cần quan tâm đến hệ thống kênh phân phối của khách sạn Ha Noi Imperial. Họ chọn các kênh trung gian nào, phần trăm hoa hồng của họ dành cho mỗi kênh là bao nhiêu, nguyên nhân để họ có được mối quan hệ tốt với các đối tác…Từ đó đưa ra được bài học cho bản thân doanh nghiệp rút ra kinh nghiệm, học hỏi để xây dựng hệ thống phân phối hợp lý cho khách sạn mình.
Để giảm chi phí cho chiến lược phân phối, khách sạn nên tăng cường khả năng bán hàng trực tiếp cho khách. Hiện nay, khách sạn Golden Lake đã tự tạo cho
phòng khách sạn Golden Lake cần phát huy hết khả năng, lợi thế và dựa vào những mối quan hệ của đối tác để mở rộng thêm mối quan hệ với các đối tượng khách hàng khác. Điều đáng lưu ý là chiến lược phân phối phải phù hợp với quy mô, chiến lược kinh doanh và các chiến lược cạnh tranh khác của khách sạn.
4.3.2.2.3 Giải pháp cho các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
Qua bảng số liệu điều tra thì đây là chiến lược mang lại hiệu quả chưa cao cho khách sạn. Mà trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì công tác quảng cáo được đánh giá là có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, em xin đưa ra một số giải pháp cho chiến lược xúc tiến quảng cáo tại khách sạn Golden Lake như sau:
4.3.2.2.3.1 Xúc tiến quảng cáo bên trong khách sạn.
Đây là biện pháp quảng cáo nhằm thu hút tập khách hàng đang tiêu dùng sản