Bộ thí nghiệm sử dụng đồng hồ tương tác từ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạmThiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm chuyển động thẳng để phục vụ dạy học phần cơ học trong chương trình SGK lớp 10 THPT (Trang 30)

2. Các bộ thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đã có

2.5Bộ thí nghiệm sử dụng đồng hồ tương tác từ

+ Nguyên tắc hoạt động

- Vật là hai xe lăn, một xe có gắn giá để gia trọng, một xe có gắn đồng hồ tương tác từ. Xe chuyển động trên một máng có gắn thanh ray dẫn điện, điện đưa vào các thanh ray bằng các dây nối từ nguồn thứ cấp của biến thế 220V-12V.

- Giữa 2 thanh ray có 1 băng giấy, trên đồng hồ gắn 1 ngòi bút, khi đồng hồ hoạt động và xe chuyển động thì ngòi bút chấm đều đặn trên băng giấy. Hình ảnh chấm mực trên băng giấy cho ta thông tin chuyển động của vật.

+ Ưu điểm

• Bộ thí nghiệm hoạt động với nguyên tắc dễ hiểu đối với học sinh

• Chỉ tiến hành một lần thí nghiệm cho một chuyển động nhưng thu được nhiều số liệu.

• Bộ thí nghiệm gọn nhẹ, rẻ tiền có thể sử dụng rộng rãi ở các trường phổ thông.

• Kết quả thí nghiệm dễ xử lý để đưa ra kết luận cho bài học + Nhược điểm

• Pit tông, xi lanh ngắn nên đồng hồ lắc rất mạnh

• Ma sát lớn nên kết quả thí nghiệm vẫn còn sai số

• Không nghiên cứu được định luật III Niu tơn

2.6 Bộ thí nghiệm nghiên cứu định luật III Niu – tơn

+ Nguyên tắc hoạt động

- Vật là hai xe lăn, một xe có gắn giá để gia trọng, một xe treo gia trọng. Đồng hồ tương tác từ được gắn trên hai xe. Xe chuyển động trên một máng có gắn thanh ray dẫn điện, điện đưa vào các thanh ray bằng các dây nối từ nguồn thứ cấp của biến thế 220V-12V. - Bên cạnh 2 thanh ray có 1 băng giấy, trên đồng hồ gắn 1 ngòi bút, khi đồng hồ hoạt động và xe chuyển động thì ngòi bút chấm đều đặn trên băng giấy. Hình ảnh chấm mực trên băng giấy cho ta thông tin chuyển động của vật.

+ Ưu điểm

• Bộ thí nghiệm hoạt động với nguyên tắc dễ hiểu đối với học sinh

• Chỉ tiến hành một lần thí nghiệm cho một chuyển động nhưng thu được nhiều số liệu.

• Bộ thí nghiệm gọn nhẹ, rẻ tiền có thể sử dụng rộng rãi ở các trường phổ thông.

• Kết quả thí nghiệm dễ xử lý để đưa ra kết luận cho bài học + Hạn chế : Không nghiên cứu được :

•Các dạng chuyển động thẳng

•Định luật I Niu – tơn

•Định luật II Niu – tơn

•Định luật bảo toàn động lượng

=> Từ hạn chế của hai bộ thí nghiệm có sử dụng đồng hồ tương tác từ trên, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo bộ thí nghiệm có thể đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu của người sử dụng.

3. Thiết kế bộ thí nghiệm

3.1 Ý tưởng

Đồng hồ đo thời gian kiểu tương tác từ vẫn là một gợi ý quan trọng trong việc thiết kế chế tạo bộ thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng mới. Bởi vì :

• Đồng hồ có thiết kế nhỏ gọn

• Sử dụng nguồn điện 12V đảm bảo nguyên tắc an toàn.

• Nguyên tắc hoạt động dễ hiểu

Ứng dụng đồng hồ đo thời gian tương tác từ trong chế tạo bộ thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng mới: lắp đồng hồ lên vật và thiết kế hệ thống đưa điện lên đồng hồ, hệ thống này hoạt động ổn định trong khi xe chuyển động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý tưởng cho hệ thống dẫn điện: đồng hồ lắp trên 1 xe, nối với các bánh xe (bánh xe làm bằng kim loại dẫn điện), xe chuyển động trên các thanh ray dẫn điện, điện đưa vào các thanh ray bằng các dây nối từ nguồn thứ cấp của biến thế 220V-12V.

Ý tưởng cho hệ thống ghi lại chuyển động: bên cạnh 1 thanh ray có 1 băng giấy được giữ chắc và phẳng, trên đồng hồ gắn 1 ngòi bút, khoảng cách giữa ngòi bút và băng giấy có thể thay đổi sao cho khi đồng hồ hoạt động và xe chuyển động thì ngòi bút chấm đều đặn trên băng giấy.

Khi nghiên cứu định luật III Niu- tơn, ta sử dụng gia trọng nối vào xe bằng một sợi dây nên ta phải xẻ rãnh trên máng để sợi dây xuyên qua và phải để hệ thống này trên một độ cao nhất định nhờ hai chân đế.

Ngoài ra cần có thêm các bộ phận khác: Bộ phận cung cấp vận tốc ban đầu cho vật Bộ phận chặn xe

Hai chân đế để nghiên cứu định luật II và định luật III Niu-tơn. Bộ phận đo góc nghiêng, bộ phận đỡ gia trọng

3.2 Mô hình bộ thí nghiệm

Líp: K57 B - Khoa Vật lý Trường ĐHSP Hà Nội

Chân đế Bộ phận đo góc nghiêng Đồng hồ Gia trọng máng Thanh ray Sợi dây Chân đế Biến thế 220V-12V Đồng hồ Gia trọng máng Thanh ray Sợi dây Chân đế Biến thế 220V-12V 220V Biến thế 220V- 12V Súng vận tốc Bộ phận chặn xe Xe định luật bảo toàn động lượng

4. Chế tạo bộ thí nghiệm4.1 Máng và các thanh ray (1) 4.1 Máng và các thanh ray (1)

- Máng: tấm gỗ có kích thước 101x12x2,5 (cm) có xẻ rãnh ở giữa. - Rãnh có kích thước 80x1,5x2,5 (cm)

- Thanh ray: sử dụng thanh ray trong các cửa khung nhôm kính (các thanh ray này không có lớp mạ cách điện). Cố định các thanh ray lên máng: khoảng cách 2 thanh ray là 5cm, chiều dài thanh ray là 100cm. Thanh ray được nối với nguồn điện bằng các chốt điện.

- Băng giấy và bộ phận giữ giấy: băng giấy có chiều dài là 84cm, chiều rộng là 2,5cm, băng giấy được kẹp giữa 1 nam châm và 1 miếng sắt trong đó nam châm được cố định trìm dưới máng; có 4 nam châm như thế.

Đồng hồ Gia trọng Bộ phận đỡ vật máng Thanh ray Sợi dây Chân đế Biến thế 220V-12V Nguồn 220V Hình 3.2 :Mô hình bộ thí nghiệm

4.2 Các xe

- Các bánh xe:

• Không tận dụng được bánh xe trong các cửa khung nhôm kính do các bánh xe này sử dụng ổ bi chất lượng kém mà đó lại là loại ổ bi có kích thước chuyên dụng, không phổ biến.

• Chế tạo bánh xe mới: sử dụng khung bánh xe cũ (bánh xe của cửa khung nhôm); tiện bánh xe mới có kích thước phù hợp với khung bánh xe, với đường ray, bánh xe quay xung quanh trục là các chốt đồng có kích thước phù hợp.

- Tấm gỗ làm thân xe: có kích thước 12x8x1.1 (cm) Ròng rọc: được chế tạo bằng đồng và gắn trên xe

Móc buộc dây: được chế tạo bằng sắt tây, có một lỗ nhỏ để xuyên dây, được gắn trên xe còn lại.

- Đồng hồ: chế tạo đồng hồ theo thiết kế mới với pit tông và xi lanh dài hơn để giảm sự rung lắc, có một trục nằm ngang để chỉnh vị trí của đồng hồ trên xe (trên xe có 1 trục với kích thước phù hợp với lỗ tròn)

- Lắp ráp các xe:

• Lắp các bánh xe sao cho khoảng cách giữa các bánh phù hợp với khoảng các hai thanh ray

• Lắp ròng rọc vào xe thông qua một trục nhỏ sao cho ròng rọc có thể quay quanh trục một cách dễ dàng

• Lắp móc buộc dây vào xe sao cho móc nằm phía trong xe để không kồng kềnh và kéo xe dễ dàng hơn, phải chốt chắc chắn móc buộc dây vào xe.

• Lắp đồng hồ lên xe sao cho khi đặt xe lên máng thì đồng hồ ở phía máng có chỗ trống để có thể đặt giấy phía dưới ngòi bút của đồng hồ.

• Lắp một trục cố định ở giữa hai xe để giữ quả nặng khi ta thay đổi khối lượng của xe.

4.3 Các bộ phận khác

• Bộ phận đỡ gia trọng (2)

• Bộ phận cung cấp vận tốc ban đầu cho vật [7] (3)

• Bộ phận chặn xe (4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bộ phận đo sự thăng bằng (5)

• Bộ phận đo góc (6)

4.4 Các bộ phận dùng chung

• Hai chân đế (bộ phận nâng máng) (7)

• Gia trọng (8)

• Nguồn 220V-12V (9)

8 1 3 5 6 9 7 2

Hình 4.5 Bộ thí nghiệm sau khi chế tạo

5. Tiến hành thí nghiệm

5.1 Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đều

Mục đích thí nghiệm:

Minh họa đặc điểm của chuyển động thẳng đều: chuyển động thẳng có vận tốc tức thời không đổi.

Xác định vận tốc chuyển động thẳng đều của vật Bố trí thí nghiệm

Đặt máng nằm ngang, lắp súng vận tốc vào máng

Nối điện từ hộp biến thế vào máng, từ nguồn vào hộp biến thế Đặt xe có gắn đồng hồ lên máng và sát với súng vận tốc

Gắn băng giấy lên máng, giữ giấy phẳng nhờ các nam châm và miếng sắt Tiến hành thí nghiệm:

Điều chỉnh bút ở đồng hồ sát với mặt giấy sao cho khi đồng hồ hoạt động bút vừa vặn chấm xuống mặt giấy.

Bật công tắc nguồn, công tắc đồng hồ cho đồng hồ bắt đầu hoạt động. Thả rơi quả nặng 600g trên trục của súng vận tốc để xe chuyển động

Khi xe chuyển động đến cuối máng, tắt đồng hồ, tắt nguồn, rút băng giấy ra để thu số liệu.

Dùng thước đo độ dời mà xe đi được trong khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp. Lặp lại thí nghiệm 2 lần với băng giấy khác. Từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chuyển động của xe.

Kết quả thí nghiệm

S(mm) 6.0 7.0 6.5 6.5 6.5 7.0 6.5 7.0 7.0 7.0

V(m/s) 0.300 0.350 0.325 0.325 0.325 0.350 0.325 0.350 0.350 0.350

Chọn gốc tọa độ, mốc thời gian tại điểm bắt đầu khảo sát, ta có:

t (s) 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20

x(mm) 0.0 6.0 14.0 19.5 26.0 32.5 42.0 45.5 56.0 63.0 70.0

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 B x (m m ) t (s) 0.00 0.04 0.08 0.12 0.16 0.20 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 B v ( m /s ) t (s) chuyê Nhận xét:

Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị s –t là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồ thị v –t là một đường thẳng song song với trục Ot .

Đồ thị vẽ được từ kết quả thực nghiệm cho ta kết luận, vật chuyển động thẳng đều

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều

5.2 Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng nhanh dần đều

Mục đích thí nghiệm:

Xác định tọa độ theo thời gian, vận tốc trung bình trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp để từ đó vẽ đồ thị x-t và v-t

Xác định gia tốc chuyển động theo định nghĩa Bố trí thí nghiệm:

Xuyên trục nâng máng qua máng và lắp lên chân đế Lắp bộ phận đo góc lên máng

Nối điện từ nguồn vào biến thế, từ biến thế vào máng

Gắn băng giấy lên máng, giữ giấy phẳng nhờ các nam châm và miếng sắt Đặt xe có lắp đồng hồ lên máng và điều chỉnh độ cao của bút cho phù hợp Thí nghiệm được bố trí như hình:

 Tiến hành thí nghiệm:

Nâng máng lên 1 góc, đưa xe lên đỉnh máng, bật công tắc cho đồng hồ hoạt động Thả tay để xe chuyển động trên máng. Khi xe chuyển động hết máng tắt công tắc, lấy băng giấy ra khỏi máng để thu số liệu.

Dùng thước đo độ dời của xe trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp Tiến hành thí nghiệm với góc nghiêng khác.

 Kết quả thí nghiệm - Với α=5o S(mm) 4.60 5.00 5.40 5.80 6.10 6.50 6.90 7.40 7.80 8.20 8.60 ∆S(mm) 0.40 0.40 0.40 0.30 0.40 0.40 0.50 0.40 0.40 0.40 a (m/s2) 1.00 1.00 1.00 0.75 1.00 1.00 1.25 1.00 1.00 1.00 • Đồ thị v - t

Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát, ta có: t (s) 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20 V(m/s) 0.305 0.322 0.338 0.355 0.371 0.388 0.406 0.424 0.442 0.455 0.474 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.30 0.32 0.34 0.36 0.38 0.40 0.42 0.44 0.46 0.48 v (m /s ) t (s) - Với α=8o S(mm) 5.00 5.50 6.00 6.50 7.00 7.50 8.00 8.50 9.00 9.00 9.50 ∆S(mm) 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.00 0.50 a (m/s2) 1.25 1.25 1.25 1.25 1.25 1.25 1.25 1.25 0.00 1.25 • Đồ thị v – t

Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát, ta có:

t (s) 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20 V(m/s) 0.354 0.373 0.392 0.413 0.433 0.454 0.476 0.498 0.520 0.540 0.563

-0.02 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0.20 0.35 0.40 0.45 0.50 0.55 B va n to c v (m /s ) thoi diem t(s)

+ Nhận xét đồ thị: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu khác 0, đồ thị v-t là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. Đồ thị vẽ được từ kết quả thực nghiệm với 2 góc nghiêng 50 và 80 cho ta kết luận, vật chuyển động thẳng nhanh dần đều

5.3 Thí nghiệm nghiên cứu định luật II Niu-tơn

Mục đích thí nghiệm: kiểm nghiệm lại định luật II Niu tơn trong trường hợp: gia tốc mà một vật (khối lượng không đổi) thu được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều tỉ lệ với lực tác dụng vào vật a~F

Bố trí và tiến hành thí nghiệm; giống như thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng nhanh dần đều

Kết quả thí nghiệm: Sử dụng kết quả đã đo được với thí nghiệm chuyển động thẳng nhanh dần đều. Ta có: Góc nghiêng 50 Góc nghiêng 80 Từ bảng số liệu : a= 1m/s2 Có F = P.sin 50  a’ = g. sin50 = 0.87 m/s2 Vì a ≈a’ => a ~F - Từ bảng số liệu : a= 1.25m/s2 Có F = P.sin 80  a’ = g. sin80 = 1.36 m/s2 Vì a ≈a’ => a ~F

5.4 Thí nghiệm nghiên cứu định luật bảo toàn động lượng

 Mục đích thí nghiệm: kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng trong trường hợp va chạm mềm của hai vật.

Bố trí thí nghiệm

Đặt máng nằm ngang, lắp súng vận tốc vào máng

Nối điện từ hộp biến thế vào máng, từ nguồn vào hộp biến thế

Đặt 2 xe lên máng cách nhau một khoảng, trong đó một xe đặt sát súng vận tốc Gắn băng giấy lên máng, giữ giấy phẳng nhờ các nam châm và miếng sắt

 Thí nghiệm được bố trí như hình dưới đây:

Tiến hành thí nghiệm: giống như tiến hành thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đều nhưng khi thu thập số liệu chú ý phân tích vị trí có sự biến đổi vận tốc đột ngột. Kết quả thí nghiệm:

Lần 1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định luật

bảo toàn động lượng viết cho hai vật: ' '

1 1 2 2 1 1 2 2

m vur+m vuur=m vuur+m vuur

v1 = 0, va chạm là va chạm mềm, m1 =m2 nên biểu thức của định luật trở thành : S(mm) 12.0 13.0 12.5 12.0 12.0 12.5 11.5 12.0

V(m/s) 0.600 0.650 0.625 0.600 0.600 0.625 0.575 0.600

S(mm) 6.0 7.0 6.5 6.5 6.5 7.0 6.5 7.0

1 1 2 1 1 ( ) ' 2 ' ' 2 m v m m v v m v m v v → → → → → → = + ⇔ = ⇒ =

- Từ kết quả thí nghiệm ta thấy, va chạm của hai xe tuân theo định luật bảo toàn động lượng

• Đồ thị biểu diễn vận tốc của vật phụ thuộc vào thời gian trước và sau va chạm Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát, ta có:

0 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 v (m /s ) t (s) Lần 2 S(mm) 13.0 12.5 12.5 12.0 12.0 7.0 7.0 6.5 6.5 6.5 6.0 V(m/s) 0.650 0.625 0.625 0.600 0.600 0.350 0.350 0.325 0.325 0.325 0.300

• Đồ thị biểu diễn vận tốc của vật phụ thuộc vào thời gian trước và sau va chạm t (s) 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14

V(m/s) 0.600 0.650 0.625 0.600 0.600 0.625 0.575 0.600 t (s) 0.16 0.18 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28 0.30 V(m/s) 0.300 0.350 0.325 0.325 0.325 0.350 0.325 0.350

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên vận tốc theo thời gian trong

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạmThiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm chuyển động thẳng để phục vụ dạy học phần cơ học trong chương trình SGK lớp 10 THPT (Trang 30)