F(j, t) = max [ F(i, t-1) aij bjot ] (với i= 1 n)
4.3.3. Thanh huyền
Đoạn giữa thanh huyền có độ cao tăng nhẹ nhưng ổn định và giảm về cuối, thông thường 1/3 đoạn cuối giữa (1/3 đoạn cuối của đoạn giữa) sẽ giảm đáng kể, vì vậy ta sẽ tính giá trị trung bình cho 2/3 đoạn đầu giữa và 1/3 đoạn cuối giữa, tính độ lệnh trung bình cho 2 đoạn này để đánh giá. Độ lệch trung bình cho phép của 2 đoạn này chọn trong khoảng (3-10).
. . . 80 83 90 102 105 100 91 84 81 80 81 78 71 55 39 31 35 49 67 . . .
Tuy nhiên, ở trên là phát âm lý tưởng trong môi trường thu âm lý tưởng, trong giao tiếp bình thường, do thói quen của người Việt, thanh huyền được phát âm y hệt thanh ngang, chỉ khác là cường độ được giảm đi làm người nghe có cảm tưởng âm đó mang thanh huyền nhưng thực chất đó gần như là thanh ngang được hạ giọng, người quen nghe giọng cao mà khi nghe người giọng trầm nói thanh ngang sẽ rất dễ nhầm đó là thanh huyền, nếu không nói tới ngữ cảnh. Vì lý do đó, trong phần thực nghiệm, ta sẽ không phân biệt thanh ngang và thanh huyền mà coi cả hai là thanh ngang.
4.3.4. Thanh sắc
Về phần cuối thanh sắc, đường nét đi xuống rồi lại đi lên rất nhanh. Hai phần này chiếm khoảng 1/4 độ dài toàn âm tiết và kéo dài gần như nhau, cắt phần cuối này thành 2 đoạn, nếu một phần là các giá trị nhỏ và tăng đột ngột ở phần sau thì ta xác định đó là thanh sắc. Đoạn cuối thanh sắc, âm vị “á” có hai phần in đậm là giảm và tăng nhanh:
. . . 105 106 96 78 56 38 27 28 43 68 94 102 92 87 103 127 148 96