Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi

Một phần của tài liệu Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương (Trang 33)

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi

Tuổi Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Ss – 15 216 119 55,09 16 – 30 205 71 34,63 31 – 45 98 3 3,06 46 – 60 53 1 1,89 Tổng 572 194 33,92

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy ở các giai đoạn khác nhau đều có lợn con mắc bệnh nhưng ở giai đoạn sau tỷ lệ mắc bệnh giảm dần.

Ở giai đoạn sơ sinh đến 15 ngày tuổi tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao nhất là 55,09% là do: giai đoạn này lợn con chủ yếu bú sữa mẹ, bầu vú lợn mẹ không sạch do chuồng nuôi không đảm bảo là nguyên nhân làm cho vi khuẩn có hại theo đường sữa mẹ xâm nhập vào cơ thể lợn con. Mặt khác do cơ quan tiêu hoá và các bộ phận khác chưa hoàn thiện, cơ năng điều tiết chưa hoàn chỉnh nên lợn con rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Ở một số chuồng nuôi, trong giai đoạn này nhiệt độ thấp, Èm độ cao, nhất là những ngày trời mưa làm cho thân nhiệt lợn con giảm xuống nhanh ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ bệnh. Mặt khác do ổ úm chưa đảm bảo kỹ thuật, lợn con không được bổ trợ bởi một số chế phẩm làm tăng sức đề kháng nh: Dextran-Fe,…

Ở tuần tuổi thứ nhất, do ở giai đoạn này lợn con phụ thuộc vào mẹ, bị bệnh chủ yếu là do khí hậu thời tiết. Hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu rất cao. Lợn con sinh ra được bú sữa đầu, nên được cơ thể mẹ truyền cho yếu

tố miễn dịch bị động chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Mặt khác, lượng sắt tích luỹ trong cơ thể từ thời kỳ bào thai, lượng sắt bổ sung qua sữa mẹ và từ bên ngoài tiêm vào đủ đáp ứng nhu cầu về Fe. Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết làm cho sức đề kháng của lợn con ổn định. Nếu lợn con không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì rất dễ mắc bệnh do thay đổi môi trường sống đột ngột từ trong bụng mẹ ra ngoài cộng thêm cơ quan điều hoà thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho sự gây bệnh của vi khuẩn E. Coli.

Ở tuần tuổi thứ 2, bệnh phân trắng lợn con bắt đầu tăng mạnh nguyên nhân do:

Thứ nhất, ở tuần tuổi thứ 2 trong sữa mẹ thành phần các chất dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở tuần đầu. Do đó, cơ thể lợn con mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, do vậy lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng.

Nguyên nhân thứ hai là ở giai đoạn này lợn con tăng cường hoạt động, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng càng ngày càng tăng, do đó lợn con bắt đầu liếm láp thức ăn rơi vãi và tập ăn thức ăn bổ sung. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nhất là vi khuẩn E.Coli luôn tồn tại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể.

Ở giai đoạn 16-30 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh đã giảm (34,63%): Đây là giai đoạn cai sữa cho lợn con, lợn con ngoài bú sữa mẹ còn ăn thức ăn bên ngoài. Người dân thường không chú ý đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt là khẩu phần ăn và chất lượng thức ăn cũng là nguyên nhân làm cho lợn con mắc bệnh cao. Mặt khác trong giai đoạn này cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dần hoàn chỉnh nên lợn con có khả năng chống lại được sự thay đổi của môi trường.

Ở giai đoạn 31 đến 45 và 46 đến 60 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp trong khi ở giai đoạn 31 đến 45 ngày tuổi là 3,06%, 46 đến 60 ngày tuổi là

1,89%: Ở giai đoạn này lợn con đã quen với thức ăn bên ngoài. mặt khác cơ quan tiêu hoá và các bộ phận khác đã hoàn thiện, lợn con nhận được nhiều kháng thể từ giai đoạn bú sữa mẹ. Giai đoạn này lợn con mắc bệnh là chủ yếu là do thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng trong thức ăn chưa đầy đủ chính vì vậy người dân cần chú ý đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng để hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh.

Một phần của tài liệu Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con tại xã Động Đạt – huyện Phú Lương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w