DANH ĐỨC Nam Mỹ tái khẳng định xây dựng liên minh XHCN

Một phần của tài liệu Vài nét về quá trinh xây dựng CNXH ở Venuela và Bolivia (Trang 28 - 33)

Nam Mỹ tái khẳng định xây dựng liên minh XHCN

Thứ hai, 25/05/2009, 15:05 (GMT+7)

Lãnh đạo các nước Ecuador, Bolivia và Venezuela đã tái khẳng định cam kết xây dựng và củng cố liên

minh xã hội chủ nghĩa.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 187 chiến thắng Pichincha ở thủ đô Quito, Tổng thống Ecuador tái đắc cử Rafael Correa tuyên bố nước này tiếp tục theo đuổi đường lối phát triển xã hội chủ nghĩa, thực hiện các cuộc cải cách hiến pháp đã được nhà lãnh đạo Bolivia Evo Morales và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khởi xướng. Ông nhấn mạnh chủ trương của Ecuador tiếp tục hội nhập con đường chủ nghĩa xã hội trong khu vực Mỹ Latinh.

Tổng thống Venezuela H.Chavez khẳng định bất chấp khủng hoảng tài chính đang khuấy đảo thế giới, các nước Mỹ Latinh vẫn trung thành với mục tiêu, lý tưởng đã đề ra và cho rằng khủng hoảng kinh tế chính là cơ hội để mở ra con đường xây dựng một thế giới mới. Nhà lãnh đạo quốc gia đi đầu phong trào cánh tả ở Nam Mỹ cũng đề xuất hàng loạt sáng kiến thúc

đẩy quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhân dịp này, lãnh đạo 3 nước đã tiến hành nhiều cuộc gặp đa phương, thảo luận các biện pháp thúc đẩy thương mại và tăng cường hợp tác trong các lĩnh

Tổng thống H.Chavez, R.Correa và E.Morales tại lễ kỷ niệm (từ trái sang phải).

vực năng lượng, khai khoáng và ngân hàng.

Evo Morales - Người hùng mới của Nam Mỹ

Cập nhật lúc 13:52, Thứ Ba, 09/05/2006 (GMT+7) ,

Tổng thống Bolivia Evo Morales đã trở thành một biểu tượng cho phong trào cánh tả và chống Mỹ trên toàn thế giới. Ông đang được nhắc đến như một người hùng mới của Mỹ La-tinh.

Hai tuần trước, ông đã tuyên bố quốc hữu hoá toàn bộ cơ sở khai thác dầu trên toàn lãnh thổ đất nước. Với quyết định cứng rắn này, Morales đã thực hiện lời hứa khi tranh cử năm ngoái. Và cũng bởi quyết định này, ông càng bị Phương Tây, nhất là Mỹ, căm ghét. Morales cũng chính là người đưa ra sáng kiến về Hiệp ước Thượng mại 3 chiều ALBA (Lựa chọn Khác cho Châu Mỹ), một khung pháp lý cho quan hệ giữa 3 nước Cuba, Chile và Bolivia.

Được ví với Che Guevara huyền thoại. Ảnh chụp tại trụ sở đảng Phong trào Xã hội Chủ nghĩa (Movimiento al Socialismo - MAS)

Tổng thống Evo Morales, vị tổng thống thổ dân đầu tiên của Bolivia, chính trị gia theo đường lối xã hội, đang được nhắc đến như một người hùng mới của Nam Mỹ, một 'Ché Guevara Mới'.

Chấm dứt bất công

Kế hoạch quốc hữu hoá hoá dầu của ông là một kế hoạch mang ý nghĩa sống còn với quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn thứ 2 Nam Mỹ. Một khối lượng khí đốt khổng lồ đang nằm trong lòng đất Boliavia. Và Morales tuyên bố nguồn tài nguyên đó đang làm lợi cho các công ty nước ngoài, và nhất thiết cần phải trao trả về cho nhân dân Bolivia - những người nghèo nhất Nam Mỹ.

Ngày công bố kế hoạch quốc hữu hoá khí đốt, Morales nói về nguy cơ một xã hội bị chà đạp bởi bất công, bởi phân biệt đối xử. "Một lần nữa, chúng ta lại cần những người yêu

nước". Người nghe cảm nhận được dòng máu nóng đang hừng hực chảy trong huyết

quản của Morales.

Những tràng pháo tay vang lên không ngừng, không chỉ cho bài phát biểu, mà còn cho Morale. Bản thân con người ông là cương lĩnh tranh cử tốt nhất. Cuộc đời ông là gia tài kếch xù nhất.

Những câu chuyện về người đàn ông giàu tính tự lập lan truyền khắp đất Bolivia. Đối với người dân Bolivia, Morales là một vị cứu tinh.

Phát biểu tại buổi lễ nhậm chức, Morales nói: ''Tôi muốn nói với các bạn, những người

anh em Anh-điêng của tôi, 500 năm kháng chiến của chúng ta không phải là vô ích. Giờ đây chúng ta sẽ nắm quyền trong 500 năm tới. Chúng ta sẽ chấm dứt tình trạng bất công và bất bình đẳng''.

Ông cũng đang hối thúc Hội đồng Lập hiến thay đổi hiến pháp, mở rộng cánh cửa tiếp cận chính trị cho cộng đồng da đỏ đa số (chiếm đến 70% dân số).

Người lao động Bolivia tin rằng, lần đầu tiên, quyền lực nằm trong tay họ.

Cuối tuần trước, ông cùng lãnh đạo Cuba và Venezuela đã ký hiệp định thương mại 3 chiều làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ, cụ thể là Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA). Morales nói chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism) đã đẩy nước ông vào cảnh "phân hoá và suy đồi về kinh tế". Ông nói Bolivia cần đương đầu với khủng hoảng, kể cả cải cách hiến pháp.

Trong lễ ký, Morales nhắc lại sáng kiến Hiệp ước Thương mại Nhân dân (TCP) của khối Mỹ La-tinh. Lãnh đạo các nước Cuba và Venezuela đã tỏ ý ủng hộ. "Khi ALBA đánh bại FTAA, TCP phải đánh bại FTA (Hiệp định Mậu dịch Tự do - ND)", Morales tuyên bố.

Morales là người theo xã hội chủ nghĩa hay một chủ thuyết gia cách mạng? Không có câu trả lời rõ ràng. Có lẽ chủ nghĩa dân tộc là đúng với ông nhất. Ông nói ông chỉ biết muốn nhân dân nước ông có quyền tự quyết, tự tìm đến ấm no hạnh phục, thay vì trông chờ vào những nhà tài phiệt nước ngoài.

Làm việc từ 5 giờ sáng! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ché từng muốn một xã hội kỷ cương. Và Morales cũng muốn điều tương tự.

Bốn ngày sau khi lên nhậm chức, ông ra quy định về giờ làm việc mới cho nhân sự dinh tổng thống: 5h sáng, sớm hơn 3 tiếng! Ông thường ngủ trưa 30 phút, và xem tin tức vào giữa đêm và 1h sáng.

Morales không thích ở dinh tổng thổng bằng nhà riêng. Ông thích tự mình giặt giũ hơn là nhờ người.

Ông tự cắt lương của chính mình xuống còn một nửa. Như vậy ông chỉ kiếm được 15.000 boliviano/năm, tức khoảng 1.600 euro.

Cách ăn mặc của Morales rất mực giản dị. Khi cần lễ phục, ông đưa ra 2 yêu cầu: không cà-vạt và không áo vét. Trong trường hợp bất khả kháng, đi công cán nước ngoài chẳng hạn, ông sẽ mặc áo vét có hoạ tiết của thổ dân Bolivia. Lý giải cho việc này, ông nói:

"Tôi xuất thân từ nhân dân, và vì thế tôi ăn mặc giống nhân dân".

Anh hùng mới

Thường xuyên xuất hiện với chiếc áo len sọc ngang giản dị

Ché Geuvara từng mong muốn Bolivia trở thành xuất phát điểm để châm ngòi một cuộc cách mạng chống độc tài trên toàn châu lục. Và có thể Morales không phải là một người theo xã hội chủ nghĩa, nhưng rõ ràng là ông muốn thay đổi thực trạng u ám hiện nay.

Kể từ những năm 1960, cả Nam Mỹ đã đấu tranh không mệt mỏi để có công ăn việc làm, phẩm hạnh, và công bằng.

Chính Morales cũng chỉ trích những công thức kinh tế thị trường được Mỹ và các công thức các nhà đầu tư nước ngoài áp đặt đã không giúp được Boliva xoá đói giảm nghèo, không giúp người dân có được cuộc sống mà đáng ra họ được hưởng.

''Mô hình kinh tế tự do mới sẽ phải ra đi'', nhà lãnh đạo 46 tuổi tuyên bố như đinh đóng

cột ngày tuyên thệ.

Ít ngày sau lễ nhậm chức, nhà lãnh đạo mới của Bolivia thông báo tin vui: Ngân hàng Thế giới đã chấp thuận xoá khoản khoản nợ lên đến 1,5 tỉ USD cho Bolivia. Nhưng ông không muốn ngồi chờ những gì trên trời rơi xuống. "Dĩ nhiên, một ngân hàng thì vẫn sẽ

là một ngân hàng mà thôi", ông quả quyết.

Morales nói ông không muốn nổi bật và luôn coi mình là một thủ lĩnh hơn là một tổng thống.

Một phần của tài liệu Vài nét về quá trinh xây dựng CNXH ở Venuela và Bolivia (Trang 28 - 33)