TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
3.1. Lựa chọn biến số đưa vào mô hình.
3.1.1. Thu thập số liệu.
Để có thể đánh giá và xếp hạng chính xác các doanh nghiệp, các chuyên viên tín dụng phải thu thập được đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu. Nhưng do việc bảo mật thông tin khách hàng kết hợp với việc các doanh nghiệp có thể cung cấp các báo cái tài chính không chính xác, có sự sai lệch báo cáo nộp cho cơ quan thuế và ngân hàng, nên việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các chuyên viên tín dụng phải xem xét, rà soát số liệu thật chi tiết, cẩn thận, phân tích kĩ báo cáo tài chính, đồng thời kết hợp với nhiều nguồn thông tin khác. Ngoài ra, khi xây dựng mô hình phải luôn chú ý tới các giả định và chú ý tới tính hiệu quả của mô hình xây dựng.
Bộ số liệu được sử dụng dưới đây được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2011 của các doanh nghiệp khách hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau ( xây dựng cơ bản, truyền thông, dược phẩm, du lịch/ khách sạn, thương mại) đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Phương Tây.
3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu.
Có rất nhiều các nhân tố khác nhau có thể tác động tới khả năng trả nợ của một doanh nghiệp. Ta có thể phân thành 2 nhóm như sau:
-chỉ tiêu định tính ( chỉ tiêu phi tài chính).
-chỉ tiêu định lượng (chỉ tiêu tài chính).
3.1.2.1. Chỉ tiêu phi tài chính.
Các chỉ tiêu phi tài chính là những chỉ tiêu rất khó hoặc không thể định lượng đươc như: tổ chức quản trị điều hành, triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc của ngành, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng cạnh tranh, thương hiệu, công nghệ,…. Ngoài ra, việc thu thập số liệu của chỉ tiêu phi tài chính cũng rất khó khăn, không đảm bảo về độ chính xác.
3.1.2.2. Chỉ tiêu tài chính.
Chỉ tiêu tài chính là những số liệu phản ánh những biến động về kết quả sản xuất, kinh doanh, các biến động về rủi ro của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Các chỉ tiêu tài chính được chia làm 4 nhóm được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa chỉ tiêu